Ngày 26.2, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, nhiều bộ ngành... kiến nghị cực “sốc”: Đánh thuế thu nhập trên tiền lãi từ những khoản gửi tiết kiệm trên mức 500 triệu đồng, để chuyển hướng dòng tiền vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Theo HoREA, việc đưa ra kiến nghị này nhằm thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó có giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản (BĐS).
Không khuyến khích người dân gửi tiết kiệm
Trả lời phỏng vấn của PV tối 1.3, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho biết: Các nước khác không khuyến khích người dân gửi tiết kiệm mà khuyến khích người dân lập doanh nghiệp (DN) làm ăn để tạo thu nhập. Thay vì gửi ngân hàng (NH) lấy lãi, cần huy động toàn bộ nguồn lực làm giàu cho đất nước, cho gia đình, cá nhân.
Ở Mỹ lãi suất (LS) tiền gửi khoảng 1%/năm, LS cho vay khoảng 3%. Một số nước xung quanh chúng ta đều thực hiện chính sách LS tiền gửi tiết kiệm thấp hơn lạm phát. Trong khi ở nước ta hiện nay LS tiền gửi đang cao hơn lạm phát (LS thực dương). Vì vậy, người dân thường đem tiền gửi NH để lấy lãi. Nhiều người gửi cả trăm tỉ đồng, mỗi năm thu tiền lãi hàng chục tỉ đồng mà không phải đóng đồng thuế nào. “Vậy có quá phi lý không?”, ông Châu đặt câu hỏi.
Nếu không đưa tiền vào sản xuất mà cứ gửi ở NH sẽ làm cho nền kinh tế càng khó khăn hơn. “Người hưu trí, người nghèo có 500 triệu gửi NH thì không đánh thuế, nhưng hàng chục tỉ đồng thì phải đánh thuế. Cần đánh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khoản lãi thu được từ gửi tiết kiệm này. Tôi đã nghiên cứu kỹ ở nước ta người dân có được khoản tiền 500 triệu đồng để gửi NH không nhiều. Quốc hội nghiên cứu có thể nâng lên hoặc hạ xuống. Nhà nước đang có nhiều chính sách chuyển dòng tiền từ dân sang sản xuất, kinh doanh để phát triển đất nước”, ông Châu nói.
Cần đánh thuế thu nhập cá nhân khoản lãi thu được từ gửi tiết kiệm này. Tôi đã nghiên cứu kỹ ở nước ta người dân có được khoản tiền 500 triệu đồng để gửi NH không nhiều. Quốc hội nghiên cứu có thể nâng lên hoặc hạ xuống - ôngLê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA |
Kiến nghị như vậy chứng tỏ không hiểu gì về nguyên tắc kinh tế, cũng như chính sách tài chính, tiền tệ. Muốn khuyến khích gửi tiết kiệm hay không các NH sẽ dùng các công cụ LS ngắn hạn, dài hạn, tăng hay giảm, chứ không phải là đánh thuế - ôngCao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN |
Đánh thuế hai lần Tiền gửi tiết kiệm của người dân từ thu nhập đã nộp thuế TNCN, tức đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước rồi. Nếu đánh thuế tiền gửi tiết kiệm nữa chẳng khác gì đánh thuế 2 lần. Đó là một kiến nghị vô cùng phi lý - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm Ý tưởng đánh thuế TNCN trên tiền lãi tiết kiệm đã được bàn nhiều trước đây. Do thấy không phù hợp nên Quốc hội đã bác khi luật Thuế TNCN được thông qua. Người lao động, cán bộ công chức thu nhập thấp phải tằn tiện tiết kiệm mồ hôi, nước mắt gửi NH để hưởng chút lãi thì việc đánh thuế là không thể chấp nhận được - Ông Nguyễn Thái Sơn - nguyên Trưởng phòng Thuế TNCN Cục Thuế TP.HCM Doanh nghiệp Bất động sản cũng không đồng tình Ngay chính một số DN BĐS là thành viên của HoREA khi trao đổi với PV cũng tỏ ra không đồng tình với kiến nghị này. Những doanh nhân này đề nghị không nêu tên vì “cùng hiệp hội gặp nhau hoài, để tên kỳ lắm”. TGĐ một DN BĐS nói ngay là kiến nghị này vô lý. “Về khía cạnh xã hội thì nhiều người hưu trí, người già, người có thu nhập không cao phải tích cóp dần tiền bạc gửi tiết kiệm để tích lũy, dành khi hậu sự, lo cho tương lai, đối phó với bất trắc trong cuộc sống... mà đi đánh thuế trên phần lãi ít ỏi của họ là không nhân đạo... Đó chỉ là một ý kiến thôi, muốn thông qua phải được Quốc hội họp, lấy ý kiến người dân. Tôi nghĩ kiến nghị này không khả thi đâu”, vị này nói. TGĐ một DN BĐS khác chia sẻ: “Nếu đánh thuế, người dân sẽ không gửi tiền nữa, hoặc có gửi thì cũng chẻ nhỏ ra, gửi ở nhiều NH khác nhau, cuối cùng cũng không đánh thuế được. Mà NH không huy động được tiền thì các DN, trong đó có DN BĐS sẽ vay tiền ở đâu? Thị trường chứng khoán thì èo uột, các kênh huy động vốn khác như trái phiếu thì quá hạn chế. Có khi chính DN BĐS lại chết trước vì kiến nghị này”. |
Theo Thanh Niên
KHÔNG NÊN ĐÁNH THUẾ THU NHẬP TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÌ KHÔNG CÓ LỢI CHO NỀN KINH TẾ
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) vừa có kiến nghị một số giải pháp cấp bách giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản, đã đề nghị Chính phủ đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên, là nhằm hướng dòng tiền trong dân thay vì gửi ngân hàng để đổ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Rõ ràng người có ý tưởng đề xuất này không hiểu rõ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chúng ta biết nguồn vốn hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại chính là việc huy động từ các nguồn nhàn rỗi trong xã hội của các tổ chức và cá nhân và từ đó để cho các tổ chức doanh nghiệp, tập thể, cá nhân vay để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh của mình. Thử hỏi tất cả các tổ chức cá nhân rút hết tất cả số tiền của mình đang gửi ra khỏi ngân hàng, thì không biết hậu quả như thế nào không ai lường được ? Một số Ngân hàng thương mại có còn tiếp tục tồn tại? Trong xã hội không phải ai cũng có điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu như vậy họ sẽ rút tiền về giữ tại nhà hoặc cho người khác vay có phải như vậy tình hình hoạt động tiền tệ sẽ bị rối ren hay không? Trong xã hội vừa qua đã xãy ra tình trạng tín dụng đen cho vay mới mức lãi suất quá cao, tình trạng bị lừa đảo nhiều người dân đã bị tiền mất không biết kêu ai! Do vậy việc đề xuất của Hiệp hội Bất động sản TP HCM các ngành chức năng nhất là Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu hết sức thận trọng đẻ quyết định.
MINH TRÍ
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...