Thế nhưng, tình trạng người dân còn chủ quan, không chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy tại các địa điểm trên vẫn diễn ra phổ biến.
Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tiếng đồng hồ đứng quan sát tại trạm xăng dầu của Công ty TNHH vật tư Đắk Nông tại tổ dân phố 1, phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa), chúng tôi thấy khá nhiều trường hợp người dân đi xe máy vào đổ xăng mà vẫn sử dụng điện thoại để nghe, gọi.
Nguy hiểm hơn, có người vừa cầm trên tay điếu thuốc cháy đỏ lòe vừa yêu cầu nhân viên đổ xăng. Mặc cho biển báo cấm lửa được đặt ở đây, những vi phạm trên vẫn diễn ra một cách công khai mà không hề bị ai nhắc nhở.
Người dân nghe điện thoại tại cây xăng |
Lẽ ra, nhân viên cây xăng này phải có sự nhắc nhở đối với khách hàng, nhưng dường như họ xem đó là điều bình thường. Thậm chí, nhiều nhân viên còn dùng điện thoại và hút thuốc ngay khu vực cây xăng trong khi đồng nghiệp đang bơm xăng cho khách hàng.
Sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân cũng như nhân viên khiến cho nguy cơ cháy nổ cao tại trạm xăng dầu này nói riêng và các trạm xăng dầu khác nói chung.
Tại Điều 33, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm;
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm.
Đặng Hiền
Nguồn tin: Báo Đăk Nông Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...