Theo đánh giá của Bộ thì thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, các địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xóa bỏ cây có chất ma túy. Đặc biệt, hiện tượng tái trồng cây có chất ma túy ở các địa bàn trọng điểm đã được khống chế khá tốt, góp phần làm giảm dần diện tích trồng cây này. Cụ thể, năm 2010, toàn quốc phát hiện và phá nhổ 38,28 ha, đến năm 2014 giảm xuống còn 19,62 ha.
Tuy nhiên, cũng theo nhận định của Bộ Nông nghiệp - PTNT thì điều đáng lo ngại nhất hiện nay là tình hình trồng cây có chứa chất ma túy vẫn đang ngày càng có những diễn biến phức tạp và tinh vi cả về đối tượng trồng, phương pháp trồng, địa bàn trồng. Đối tượng trồng không chỉ là người nghiện hút mà cả những kẻ vì mục tiêu kinh tế, lợi nhuận. Phương pháp trồng thì nhỏ lẻ, tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, gối vụ trong các vụ mùa…
Đối với cây thuốc phiện thì mặc dù đã xác định được địa bàn trọng điểm, nhưng vẫn khó kiểm soát, luôn tiềm ẩn nguy cơ tái trồng. Đối với cây cần sa thì có nguy cơ bùng phát ở các tỉnh phía Nam trong những năm gần đây (từ 5 tỉnh năm 2010 đến năm 2014 đã phát hiện có 19 tỉnh trồng cây cần sa). Trong đó, diện tích trồng cần sa lớn tập trung tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau…
Có thể nói, việc tỉnh Đắk Nông được “điểm danh” trong danh sách này cũng không có gì lạ, vì thực tế trong những năm gần đây, tình trạng trồng cây cần sa đã xuất hiện tại nhiều địa phương trong tỉnh. Qua điều tra, theo dõi và tin báo của quần chúng, các cơ quan chức năng trong tỉnh cũng đã phát hiện nhiều đối tượng trồng cây cần sa với số lượng từ vài trăm cây cho tới vài nghìn cây. Điển hình nhất là trong năm 2014, qua thống kê chưa đầy đủ, thì lực lượng chức năng trong tỉnh đã phát hiện 16 vụ trồng, mua bán cây cần sa; nhổ bỏ, tiêu hủy 3.965 cây cần sa, 2900 bịch ươm và hàng trăm ký cần sa khô.
Nguyên nhân đầu tiên được xác định là do lợi dụng sự thiếu hiếu biết của người dân, nhiều đối tượng ở các tỉnh thành khác đã đến địa bàn, tìm kiếm những mảnh đất hoang vắng, ít người qua lại để tổ chức trồng cây cần sa, nên việc trồng cây độc dược này vẫn tiếp tục gia tăng.
Vì vậy, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp - PTNT, UBND tỉnh cũng đã có Công văn số 1140/UBND-NN yêu cầu chính quyền các địa phương, các ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác xóa bỏ cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành việc không tái trồng cây có chất ma túy. Lực lượng công an phối hợp với các địa phương tổ chức điều tra, rà soát tình hình tái trồng cây có chất ma túy trên địa bàn để có biện pháp phá nhổ kịp thời, kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng tái trồng.
Về phía người dân cũng cần nâng cao nhận thức, phải hiểu được hành vi trồng và tiêu thụ cây cần sa là vi phạm pháp luật để cảnh giác, đề phòng với những giống cây lạ. Khi có dấu hiệu xuất hiện bất thường của người lạ dụ dỗ trồng các loại cây chưa rõ nguồn gốc thì người dân cần báo ngay cho cơ quan chức năng biết để có hướng xử lý, ngăn chặn ngay từ đầu, không để dẫn đến vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết.
Tường Mạnh
Nguồn tin: Báo Đăk Nông Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...