Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGap- Hướng Đi Đúng Của Người Trồng Mít Ở Xã Đăk D’rông, Huyện Cư Jút

Thứ năm - 21/05/2020 04:49 - Đã xem: 585
Trong những năm qua huyện Cư Jút luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Một trong những tiêu chí hướng tới đó là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Sau nhiều nỗ lực của bà con nông dân, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành Sản phẩm Mít thái da xanh của Tổ hợp tác cây ăn quả Đăk D’Rông đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Đây là cơ sở để Tổ hợp tác cây ăn quả Đăk D’Rông ngày càng nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm Mít trên thị trường.
Ông Nguyễn Tôn Kè, Tổ trưởng Tổ hợp tác cây trồng xã Đăk D’Rông, huyện Cư Jút cho biết: Trong những ngày qua các thành viên Tổ hợp tác   rất phấn khởi bởi sự kiện sản phẩm Mít của Tổ hợp tác được cấp giấy chứng nhận ViệtGap. Đây là cơ sở để Tổ hợp tác  cây ăn quả Đăk D’Rông ngày càng nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm Mít trên thị trường; đồng thời là động lực để các thành viên tiếp mở rộng tục sản xuất  sản phẩm Mít an toàn, chất lượng phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Đây là tổ hợp tác trồng cây ăn quả đ  ầu tiên ở huyện CưJút được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.   
Vườn Mít Thái da xanh của nông dân ở xã Đăk D’Rông
Được thành lập đầu năm 2019, với 10 thành viên, Tổ hợp tác cây trồng xã Đăk D’Rông, huyện Cưjút  đã triển khai xây dựng vùng trồng Mít thái da xanh tại thôn 14 và thôn 15, với tổng diện tích   là 18 ha, sản lượng 720 tấn/năm.  Sau một thời gian áp dụng nghiêm túc các quy chuẩn về sản xuất nông nghiệp, các thành viên Tổ hợp tác đã thực hiện tốt 4 tiêu chí, đó là: Về kỹ thuật sản xuất; tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hoá chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch; tiêu chuẩn về môi trường làm việc; thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Qua thẩm định sản phẩm Mít của Tổ hợp tác đã đạt tiêu chuẩn VietGap.   
Phòng NN&PTNT huyện CưJút trao giấy chứng nhận VietGap về sản phẩm Mít cho THT cây trồng xã Đăk D’Rông.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao ý thức cho bà con nông dân trong việc thực hiện tốt các quy định mới của Nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cũng như khuyến khích nông dân và người tiêu dung quan tâm hơn nữa đến truy xuất nguồn gốxc sản phẩm, nhất là truy xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian qua Phòng NN&PTNT huyện CưJut đã phối hợp với Công ty Cổ phần F9- TP BMT thực hiện dự án VFGAP- một ứng dụng giúp cho người sản xuất và tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách chi tiết, chính xác, minh bạch chỉ thong qua một bước quét mã QR. Theo đó, Công ty Cổ phần F9 đã trao tặng hợp tác cây trồng xã Đăk D’Rông gần 2 ngàn tem truy xuất nguồn gốc để gắn lên sản phẩm Mít.
Tem truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm Mít
Việc dán tem truy xuất nguồn gốc lên sản phẩm sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn còn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội; thắt chặt mối liên kết, tương tác đa chiều giữa 4 nhà “Nhà quản lý, doanh nghiệp, người sản xuất, người tiêu thụ”.
 
Tra cứu ứng dụng quét mã QR truy xuất nguồn góc trên sản phẩm Mít
Có thể nói, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích kép khi gắn tem truy xuất nguồn gốc. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
PV: Hữu Phương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây