Báo Singapore: Việt Nam khiến Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Thứ ba - 10/06/2014 19:33 - Đã xem: 951
Báo điện tử Tầm nhìn Hôm nay 9/6, tờ Liên hợp buổi sáng Singapore đã đăng bài viết có nhan đề Chiến lược bảo vệ biển của Việt Nam và hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc, tác giả bài viết này là ông Bành Niệm – nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Thiên Đại Hồng Kông. Bài viết đánh giá, trong vấn đề tranh chấp trên biển hiện nay, chiến lược huy động mọi sức mạnh của trong nước và quốc tế của Việt Nam đang đẩy Trung Quốc vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Theo tin của mạng phát thanh Trung Quốc đưa tin ngày 3/6, tàu thuyền hai nước Trung Quốc – Việt Nam xảy ra hai vụ va chạm tại quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam chỉ trích tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đâm vào tàu đánh cá của Việt Nam, còn Bộ ngoại giao Trung Quốc thì lại một lần nữa “cảnh cáo” Việt Nam chấm dứt các vụ “quấy rối” giàn khoan của Trung Quốc đang tác nghiệp tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa và yêu cầu phía Việt Nam lập tức rút ngay tàu thuyền và nhân viên. 

Sau khi hai bên Trung Quốc và Việt Nam nổ ra căng thẳng do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981, cả hai nước đều không chịu nhượng bộ để xoa dịu những tranh chấp lãnh thổ. Người lại, phía Việt Nam tỏ ra rất cương quyết trong chiến dịch bảo vệ lãnh thổ trên biển. Trước chiến dịch bảo vệ vùng biển toàn dân được phát động ở Việt Nam, dường như Trung Quốc chưa tìm được biện pháp nào có hiệu quả để đối phó, hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan của quốc gia này có thể sẽ ngày càng bộ lộ rõ. 

Việt Nam gây sức ép cả trong lẫn ngoài

Trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981, Việt Nam kêu gọi sức mạnh toàn dân đồng lòng ủng hộ chính phủ trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam đã thông qua việc tăng cường khả năng chấp pháp của cơ quan nghề cá, khuyến khích ngư dân ra đánh bắt cá ở vùng biển có tranh chấp bằng hình thức khích lệ lợi ích kinh tế, liên tục cử tàu thuyền ra khu vực giàn khoan của Trung Quốc để ngăn chặn hoạt động xâm phạm chủ quyền quốc gia, đoàn kết sức mạnh trong nước, củng cố lòng tin giành lại vùng lãnh thổ trên biển. 


Theo nguồn tin của Báo Nhân dân – cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/6, Liên đoàn lao động Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức lễ tiếp nhận tặng 66.400.000 đồng cho hoạt động “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”. Sở y tế tỉnh Hà Tĩnh còn kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên trong tỉnh ủng hộ bằng hình thức nhắn tin nhằm tiếp sức cho những người lính đang bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ngoài đảo xa. 

Ngày 2-6, Công ty trục vớt đóng mới sửa chữa tàu thuyền Bắc Mỹ An thuộc thành phố Đà Nẵng đã vớt được tàu đánh cá mang số hiệu Na 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tặng 11 suất quà trị giá mỗi suất 4 triệu đồng cho 10 ngư dân và chủ tàu.

Mới đây,  công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương Công ty xổ số kiến thiết tỉnh Bình Dương đã ủng hộ 400 triệu đồng cho ngư dân và các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo  của Việt Nam. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao tặng 115 triệu đồng cho 6 hộ gia đình ngư dân tỉnh Quảng Trị bị thiệt hại do tàu Trung Quốc gây hấn.

Ngoài việc tạo dựng bầu không khí đoàn kết kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển, chính phủ Việt Nam còn cáo buộc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau, gây sức ép mạnh mẽ trên trường quốc tế cho Trung Quốc.

Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Tờ Liên hợp buổi sáng Singapore đánh giá, ngoài việc giành được sự ủng hộ về mặt ngoại giao của Mỹ, chính phủ Việt Nam còn dựa vào diễn đàn an ninh châu Á Shangri la để chỉ trích Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Bộ trưởng quốc phòng Việt nam còn tiếp tục thảo luận vấn đề tăng cường hợp tác phòng thủ với bộ trưởng quốc phòng các nước Mỹ, Pháp, Anh. Trước đó, thủ tướng Việt Nam còn sang thăm Philippine để tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh trên biển. 


Việc Trung Quốc tăng ngân sách quân sự khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại


Ngoài ra, theo nguồn tin từ báo Nhân dân ra ngày 1/6, đại diện thường thú của Việt Nam tại Liên hợp quốc còn đệ đơn lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon (Ban Ki Mun) đề nghị lưu hành công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Qua hàng loạt hành động của chính phủ Việt Nam có thể thấy, Việt Nam đang đoàn kết mọi lực lượng trong nước, phát động mọi lực lượng nước ngoài để tăng cường lòng tin đối kháng với Trung Quốc. Ngoài ra, nếu Trung Quốc không rút giàn khoan dầu, Việt Nam sẽ không thể từ bỏ hoạt động gây sức ép các trong lẫn ngoài đối với Trung Quốc. 

Trong các vụ tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc đã rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Trung Quốc càng mạnh, các nước láng giềng càng cảm nhận được rõ nét mối đe dọa lớn lao từ phía Trung Quốc, môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc càng bất ổn. Điều này có thể nhận thấy qua kiện tàu mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy, qua việc nước này đưa ra quan điểm xây dựng cường quốc biển và thành phố Tam Sa, các nước láng giềng không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự trên biển và qua thực tế ngày càng có nhiều quốc gia can thiệp vào vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Và nếu Trung Quốc không “rắn mặt” trong vấn đề chủ quyền thì lại không thể xoa dịu được thái độ bất mãn trong nước. Đặc biệt trong hoàn cảnh tình hình chống khủng bố trong nước ở Trung Quốc rất cấp bách, mâu thuẫn xã hội gay gắt như hiện nay, thái độ bất mãn này càng đáng sợ hơn. 

Tờ Liên hợp buổi sáng Singapore cho rằng, trong cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, dường như việc hai nước tăng cường đấu tranh về mặt ngôn luận trên các phương tiện truyền thông và dùng vòi rồng phun nước chỉ là kế quyền biết. Ngoài những kế quyền biến này, Trung Quốc không có nhiều chính sách để lựa chọn. Một mặt là do Trung Quốc đã trỗi dậy nhưng chưa nắm được chính sách ngoại giao chín muồi, mặt khác là do môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc đã kìm chế nghiêm trọng các khả năng để Trung Quốc áp dụng được nhiều biện pháp hơn. 

Cuối cùng, tờ Liên hợp buổi sáng Singapore kết luận, trong thời gian ngắn, hai nhân tố này sẽ không thể khiến cục diện có sự thay đổi rõ nét, đặc biệt là các nước láng giềng của Trung Quốc đang phải đối mặt với trận địa địa chính trị mới, Trung Quốc chưa có đủ khả năng để định hướng cho sự phát triển của cục diện. Do đó, Trung Quốc vẫn sẽ rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan trong những tranh chấp trên biển. Hơn nữa, cùng với việc các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng có xu thế liên kết, bắt chặt tay nhau để đối phó với quốc gia này, trận địa địa chính trị sẽ càng căng thẳng hơn. Có thể hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc sẽ càng lộ rõ hơn. 

                                                                                                                               Huy Long
 

Ông Phạm Thế Duyệt nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Phạm Thế Duyệt đã trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về tình hình biển đông hiện nay: Không phải cứ nước bé là 'ngậm miệng chịu thiệt' Qua thực tế đã diễn ra sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) vào hạ đặt tại vùng biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta, chúng ta cần tuyên truyền cho các nước trên thế giới biết, không thể nào đặt chiến lược niềm tin vào Trung Quốc, vì từ trước đến nay Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo, trong các buổi hội nghị, hội thảo quốc tế đều tuyên bố tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của các nước, ngược lại đến khi hành động thì - với tư tưởng bá quyền ăn sâu vào tiềm thức - họ đã dùng sức mạnh vũ lực để chiếm đoạt, đe doạ các nước yếu hơn mình. Cụ thể, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974 và đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1988. Qua hơn 1 tháng chúng ta đã kiên trì sử dụng các biện pháp hoà bình và cùng dư luận quốc tế để đấu tranh trước việc làm sai trái của Trung Quốc, tuy nhiên Trung Quốc càng ngày càng hung hãn hơn, cho tàu lớn vỏ sắt đâm vào tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển của nước ta đang làm chấp pháp; không những vậy, họ còn đâm vào làm chìm tàu cá của bà con ngư dân nước ta đang đánh bắt hải sản trong vùng biển Đông - thuộc ngư trường truyền thống của chủ quyền nước ta, sau đó thản nhiên bỏ đi, không biết sự sống chết của ngư dân. Đây là hành động vô nhân đạo, vô nhân tính không thể tha thứ được. Vậy, dù Trung Quốc có rút giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) ra khỏi vùng biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta, đề nghị Chính phủ vẫn cần sớm khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài quốc tế về Luật Biển, bởi chỉ làm như vậy chúng ta mới có cơ hội giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974 cũng như đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988.

MINH TRÍ

Nguồn tin: Báo Tầm Nhìn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây