Xoay quanh việc hạ đặt giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hướng giải quyết cũng như những khó khăn, vướng mắc phía Việt Nam sẽ gặp phải là gì?
Ông Jitendra Sharma - Nguyên Chủ tịch Hội Luật gia dân chủ quốc tế phát biểu trong cuộc họp |
Tại buổi họp báo do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức (11/6), các cơ quan báo chí đã có cuộc trao đổi với ông Jittendra Sharma, Chủ tịch danh dự - nguyên chủ tịch Hội Luật gia Quốc tế (IADL).
Ông Jittendra Sharma (Sharma), bày tỏ quan ngại, giữa Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng với nhau, nhưng Trung Quốc ỷ thế là nước lớn đã có nhiều hành động làm căng thẳng tình hình trên biển Đông. Tuy nhiên, việc quyết định giải quyết như nào của Chính phủ và nhân dân VN là quyết định của các bạn, chúng tôi không dám đưa ra phương án hay tư vấn cụ thể.
Trước việc Trung Quốc ngang nhiên vi phạm vùng biển của Việt Nam, ông Sharma cho rằng: Việt Nam có thể kiện TQ ra tòa Quốc tế hoặc LHQ để phân xử.
Tuy nhiên, ông Sharma nhấn mạnh them: Do Trung Quốc là thành viên tích cực, có ảnh hưởng mạnh mẽ về mặt chính trị trong các tổ chức lớn, nên những phán quyết của các cơ quan này phải chịu sự tác động từ phía Trung Quốc. Vì vậy, phán quyết của các cơ quan này có thể bất lợi cho phía Việt Nam.
Dẫn chứng cụ thể trong thực tế đã có nhiều phán quyết của Tòa án quốc tế không được thực thi như đối với Nhà nước Palestine.
Ông Sharma cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn tới những phán quyết của Tòa án Quốc tế không được thực thi, đó là bởi LHQ chưa có những quy định chặt chẽ, ràng buộc đối với các thành viên trong tổ chức. Nếu LHQ có được những quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của các nước thành viên, chắc chẵn những phán quyết của Tòa án hoặc LHQ sẽ được đảm bảo thực thi.
Để giải quyết vấn đề trên biển Đông hiện nay, ông Sharma cho rằng, phía Việt Nam đã làm mọi cách để giải quyết tình hình mà TQ vẫn cố tình không thực hiện, chắc chẵn sẽ phải đưa ra Tòa án hoặc LHQ để phân xử. Cho dù kết quả có như thế nào thì vẫn có một phán quyết, một tuyên bố tạo dư luận cho thế giới. Không những vậy, nó còn thể hiện cái chính kiến của Việt Nam, đây cũng là một thông điệp mạnh mẽ để nhà chức trách Trung Quốc thấy được rằng, nhân dân Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền đến cùng.
Duy Thưởng
KIÊN QUYẾT KHÔNG THỎA HIỆP VỚI TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG
Đây chính là thái độ cương quyết của Chính phủ Philippines, thể hiện quan điểm lập trường của mình không khoan nhượng trong việc sử dụng “Biện pháp hòa bình”, là giải pháp hết sức đúng đắn. Nhà báoWilliam Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tờ Jakarta Globe: “Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay”. Trung quốc hiện nay đang đuối lý về bản đồ đường lưỡi bò, không có cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền, vì vậy muốn thỏa hiệp ngầm với Phillines. Chính vì vậy chỉ có Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết là hợp lý, hợp pháp nhất.
Có như vậy Trung Quốc không thể đạt được mục đích bản đồ "đường lưỡi bò" trên vùng biển Đông. Đây cũng là cơ hội cho Việt nam, đề nghị Bộ ngoại giao nước ta sớm khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài quốc tế về Luật Biển, bởi chỉ làm như vậy chúng ta mới có cơ hội giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974 cũng như đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988 và yêu cầu Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) ra khỏi vùng biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta,
MINH TRÍ