ĐB Danh Út: Luật Tổ chức HĐND và UBND sửa đổi cần được
thông qua vào kỳ họp thứ chín (tháng 6.2014). Ảnh Kỳ Anh
Đồng tình về các dự án luật liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước, tuy nhiên, ĐB Danh Út (Kiên Giang) nhận xét, chương trình chỉ sửa đổi Luật Tổ chức QH, Luật Tổ chức Chính phủ được sửa đổi xong trong năm 2014, nhưng Luật Tổ chức hội đồng nhân dân (HĐND) và uỷ ban nhân dân (UBND) sửa đổi lại thông qua trong năm 2015.
Trong khi đó, kế hoạch bầu ĐBQH vào tháng 5.2016, như vậy, theo ĐB Danh Út: Khâu chuẩn bị tổ chức bộ máy của QH, Chính phủ được chuẩn bị sớm hơn 1,5 năm. Còn HĐND và UBND - tức là chính quyền địa phương - thì khâu chuẩn bị không có ngày nào. ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) còn nêu câu hỏi: Tại sao các bộ máy khác đưa vào được mà tổ chức HĐND, UBND lại không đưa vào được? Đồng ý là có khó khăn về mặt thời gian nhưng chúng ta phải quyết tâm, cần thiết thì rút các luật khác.
Sau khi phân tích sự quan trọng của bộ máy chính quyền địa phương, ĐB Danh Út đề nghị: Luật Tổ chức HĐND và UBND sửa đổi thông qua vào kỳ họp thứ chín (tháng 6.2014).
Để tránh điều chỉnh chương trình xây dựng luật quá nhiều, có nhiều ý kiến đề nghị các cơ quan thực hiện đúng nghị quyết, tránh điều chỉnh chương trình thường xuyên như hiện nay; đồng thời đề nghị tăng cường kỷ luật trong việc thực hiện chương trình, kiên quyết không đưa vào chương trình kỳ họp các dự án không đảm bảo điều kiện. Đề nghị cơ quan soạn thảo trình nghị định cùng với dự án luật theo đúng luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tránh tình trạng luật phải chờ văn bản dưới luật. Đi liền với vấn đề này là thời gian gửi hồ sơ luật cho các ĐB thường rất chậm. Về nội dung này, ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) tỏ ra bức xúc: Việc gửi hồ sơ thẩm tra và chất lượng các dự án luật thường chậm. Nhưng trong thời gian qua, như các ĐB đã nói: Vấn đề này vẫn không mới lên được chút nào!
Về việc luật chờ nghị định, chờ thông tư để đi vào cuộc sống, theo ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) thì, khuyết điểm này đã lặp lại nhiều năm, nhiều khóa QH. ĐB Hùng đưa ra đề xuất: Cần hạn chế việc xây dựng các bộ luật đồ sộ, những vấn đề lớn, phức tạp cần phải chia thành nhiều luật. Ví dụ, Luật Đất đai có thể chia thành một số luật như: Luật Đất đai, Luật về Thu hồi quyền sử dụng đất, Luật về Quản lý đất công, v.v... Nếu làm như vậy sẽ có điều kiện để quy định cụ thể hơn, góp phần hạn chế việc ủy quyền, luật sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Về điều chỉnh xây dựng luật cũng khá nhiều ý kiến đóng góp. Theo ĐB Hùng, với những luật bổ sung ngay trong kỳ họp có tính đột xuất, luật thông qua theo quy trình rút gọn càng phải được xem xét kỹ về tính cần thiết và đánh giá tác động của luật.
Phân tích hai ngày tham gia góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng, có nhiều chế định quan trọng đang còn có nhiều ý kiến rất khác nhau, thậm chí ngược nhau như các chế định về chính quyền địa phương, về hội đồng bảo hiến, về viện kiểm sát v.v... Do đó, ĐB Châu đề nghị: Việc thông qua Dự án sửa đổi Hiến pháp 1992 nên rút ra khỏi chương trình 2013, đưa vào chương trình đầu năm 2014.
Lần này, trong báo cáo của UBTVQH có một điểm rất mới là kiến nghị ĐB lấy kết quả công tác xây dựng luật, văn bản thi hành luật là một trong những căn cứ cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, cá nhân liên quan. Tuy nhiên, rất tiếc là uỷ ban lại không cung cấp cho các đại biểu Quốc hội những thông tin về vấn đề này. Vì thế cũng rất khó thực hiện. ĐBQH Nguyễn Anh Sơn |
Nguồn tin: Lao Động Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...