Nhiều ĐBQH cho rằng việc khống chế trần lãi suất huy động nhưng không khống chế trần lãi suất cho vay là không hợp lý - Ảnh: D.Đ.Minh |
Cần công bố kết quả xử lý các tập đoàn
Đơn cử, về lĩnh vực tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đa số ý kiến cho rằng, việc tái cơ cấu DNNN cơ bản chỉ là việc các DN sáp nhập lại với nhau, chưa có đổi mới về mọi mặt. Việc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thành lập quá nhiều công ty con, đầu tư tràn lan, việc thoái vốn diễn ra chậm làm DN gặp nhiều khó khăn; sản xuất, kinh doanh thua lỗ và nợ xấu tăng. “Đề nghị Chính phủ công bố kết quả xử lý các tập đoàn lớn, phân tích rõ nguyên nhân chậm triển khai, có vấn đề “lợi ích nhóm” hay không, đồng thời chỉ đạo triển khai quyết liệt hơn trong thời gian tới. Để việc tái cơ cấu DNNN đem lại hiệu quả thực sự cần đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của DN trong thời gian qua, công khai rõ ràng năng lực và thực trạng của DN”, báo cáo nêu ý kiến của các ĐBQH.
|
Nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ cần tập trung thực hiện triệt để tái cơ cấu DNNN, đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành, công khai, minh bạch thực trạng tài chính, năng lực các DN. Một số ý kiến khác đề nghị Chính phủ cần có báo cáo về đề án tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty.
Liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, có ý kiến cho rằng những tháng đầu năm 2013, LS tiếp tục giảm, dư nợ tín dụng ấm dần lên. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng còn thấp, điều hành chính sách tiền tệ chưa bám sát hoạt động của DN, nguồn vốn cho hoạt động của DN và người dân chưa được bao nhiêu; ngân hàng không cho DN vay, chủ yếu mua vàng và trái phiếu chính phủ. “Chênh lệch LS huy động và cho vay trên 6% là quá lớn, chỉ có lợi cho ngân hàng nước ngoài. Có ý kiến cho rằng việc khống chế LS trần huy động mà không khống chế LS trần cho vay là không hợp lý”, bản tổng hợp ghi nhận.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến băn khoăn về con số tỷ lệ nợ xấu trong các báo cáo.
Nới lỏng dần chính sách tài khóa
Góp ý các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2013, một số ý kiến cho rằng, Chính phủ cần giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, có giải pháp quyết liệt để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2013… Đặc biệt, cần xác định những lĩnh vực ưu tiên để kích cầu thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất để DN tồn tại, phát triển, xác định rõ đối tượng, địa chỉ cần hỗ trợ, bảo đảm hiệu quả và tránh tác động ngược chiều.
Theo đó, về phát triển DN, Chính phủ cần phân tích vì sao DN vẫn khó khăn và không tiếp cận được nguồn vốn, dòng tiền đang chảy về đâu, giải pháp tháo gỡ khó khăn này là gì? “Cần phân loại DN để có chính sách phù hợp với từng loại hình, tránh tình trạng chính sách cào bằng, bình quân như hiện nay. Đồng thời, cần xử lý các khoản nợ của DN, cơ cấu lại thời hạn của các khoản nợ, rà soát lại năng lực của các DN để tiếp tục hỗ trợ cho vay cho phù hợp”, các ĐBQH đề nghị.
Về chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại, dịch vụ, giá cả, lạm phát, một số ý kiến đề nghị cần có biện pháp quyết liệt để tăng tưởng tín dụng 12%, đi liền với đó là “nới lỏng dần chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, tháo gỡ khó khăn cho DN, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới. Tiếp tục cân đối hợp lý giữa LS huy động và LS cho vay, bảo đảm để người nghèo và DN tiếp cận được vốn với LS thấp”.
Trong lĩnh vực điều hành giá cả, chỉ tiêu lạm phát, có ý kiến đề nghị NHNN tăng cường công tác quản lý để ổn định thị trường vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới.
Bảo Cầm
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY CÓ HIỆU QUẢ
Vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện nay cần phải làm thế nào để mang lại hiệu quả? Đó là bài tóan đòi hỏi các ngành các cấp phải sớm có lời giải để nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển.
Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì và đẩy nhanh cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhỏ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. Đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn , việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, tổng giám đốc .Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể , để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc, nếu họat động sản xuất kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Như trường hợp tập đòan điện lực Việt nam EVN, trong nhiều năm qua sản xuất kinh doanh bị thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng , vì vậy nhà nước cần sớm tái cơ cấu lại tập đòan này để sản xuất kinh doanh không bị lỗ nữa. Để tránh sự độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. Đối với các Nhà máy sản xuất kinh doanh thủy điện, nhiệt điện đang trực thuộc tập đòan EVN nên để hạch tóan độc lập, để tránh tập đòan vừa là người mua sản lượng điện của nhà máy, vừa là người bán điện là không thực sự khách quan.
Thứ hai Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm Tổng giám đốc hay Giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bỏ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan , doanh nghiệp , hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất . Đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh.Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi , cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu.
MINH TRÍ
Nguồn tin: Báo Thanh Niên
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...