Địa phương khó khăn vì phân bổ vốn quá thấp

Thứ tư - 19/06/2013 02:19 - Đã xem: 1023
Ngày 18.6, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đã tiếp tục phản ánh lên Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT về tình trạng vốn đã thỏa thuận và hỗ trợ từ ngân sách T.Ư phân bổ quá thấp, khiến địa phương gặp khó trong triển khai tiến độ dự án, cân đối ngân sách tỉnh.

Trong số đó, nổi cộm là các dự án: cầu Kỳ Phú 1, cầu Kỳ Phú 2 (TP.Tam Kỳ) mới bố trí 10/250 tỉ đồng; đường ĐT 609 bố trí 45/197 tỉ đồng; cầu Gò Nổi 100/175 tỉ đồng; đường tránh lũ Tiên Kỳ 10/160 tỉ đồng; kè chống sạt lở sông Tiên (cùng ở H.Tiên Phước) 55/162 tỉ đồng; kè sông La Ngà (H.Phú Ninh) hơn 46/134 tỉ đồng. Riêng dự án sắp xếp dân cư ven biển đã bố trí 50 tỉ đồng, nhưng đến năm 2013 không tiếp tục bố trí…

Đây là lần thứ 2 Quảng Nam phản ánh tình trạng này trong các báo cáo gửi T.Ư liên quan đến tiến độ các dự án trọng điểm.

H.X.H

 

CẦN XÓA BỎ CƠ CHẾ XIN CHO
Cơ chế xin cho đã có từ thời kỳ bao cấp, cho đến nay đã thực hiện theo cơ chế thị trường, cơ chế này vẫn tiếp tục tồn tại dưới hình thức tinh vi hơn. Khi đã nói đến từ Xin thì nghỉ đến ngay cấp dưới, còn người Cho phải là cấp trên. Thực tế hiện nay đất nước ta còn nghèo , ngân sách thu trong nước không đảm bảo chi cho sự phát triển kinh tế, do đó phải vay từ bên ngoài tập trung cho việc xây dựng cấu hạ tầng của đất nước. Vì vậy chi ngân sách nhất là đầu tư công, chi cho bộ máy quản lý hành chính chi thường xuyên, cần phải hết sức tiết kiệm làm sao mang lại hiệu quả chống lãng phí . Tình hình thu ngân sách hiện nay của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , đa phần thu không đảm bảo chi phải được cân đối hổ trợ từ ngân sách trung ương . Một số tỉnh , thành phố có nguồn thu khá sau khi cân đối đã điều tiết về cho ngân sách trung ương , như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa, Đà Nẵng vv…đã chủ động ngân sách cấp mình trong bố trí kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng hàng ngàn tỷ đồng . Còn các tỉnh thành phố còn lại thu ngân sách không đủ chi, nên phải ra các Bộ ban ngành trung ương xin kinh phí để đầu tư cho địa phương mình , có nhiều địa phương ở xa phải đặt văn phòng tại Hà nội để tiện giao dịch. Nên rất dễ dẫn đến tiêu cực, cần phải sớm được khắc phục.
Để khắc phục được cơ chế xin cho như hiện nay, đồng thời đảm bảo sự công bằng của các địa phương , bài thuốc đó là Chính phủ phải kiên quyết đẩy mạnh phân cấp ủy quyền cho địa phương các lãnh vực hết sức nhạy cảm như phân cấp ngân sách, phân cấp đầu tư công, phân cấp nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, các loại giấy phép hiện nay cấp bộ đang cấp, đây là các lãnh vực rất dễ tạo sơ hở cho tiêu cực . Các Bộ ban ngành cấp trên nên tập trung tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát từng lãnh vực chuyên môn của ngành mình phụ trách, phát hiện kịp thời sai phạm ở các địa phương vi phạm pháp luật và có biện pháp xử lý chấn chỉnh đối với các địa phương cố tình vi phạm.
Hiện nay các nguồn vốn đầu tư lớn đều tập trung ở các bộ ban ngành trung ương, như nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ , nguồn ODA, WB vv…Các Bộ đều là các chủ đầu tư cụ thể như Bộ giao thông vận tải là chủ đầu tư các tuyến đường quốc lộ trong cả nước, rõ ràng đây là công việc vừa đá bóng vừa thổi còi vì chất lượng công trình kém chất lượng ai kiểm tra giám sát? ai sẽ chịu trách nhiệm? Trong thời gian vừa qua người dân đã kêu ca nhiều về chất lượng các công trình giao thông do Bộ giao thông vận tải làm chủ đầu tư, năm trước mới làm xong năm sau đã bị hư hỏng xuống cấp. Đối với các địa phương muốn có nguồn vốn trên để đầu tư các dự án cho địa phương mình phải đi xin đối với các Bộ ban ngành của trung ương mà thôi, như Bộ kế họach và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn vv…
Về hướng lâu dài xóa được cơ chế xin cho thì phải làm thế nào cho các địa phương tự cân đối được thu chi ngân sách của cấp mình, không phải ra các Bộ ngành trung ương xin kinh phí nữa. Để thực hiện được điều này , thì trước tiên các Bộ ngành trung ương cần tạo điều kiện cho các địa phương về cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư, đồng thời có nguồn kinh phí sớm nâng cấp đầu tư mở rộng tuyến đường quốc lộ và mạnh dạn phân cấp cho các địa phương trực tiếp quản lý các đoạn đường quốc lộ đi ngang qua địa phương mình, cơ chế hiện nay do Tổng cục đường bộ Việt nam Bộ Giao thông trực tiếp quản lý. Có như vậy các địa phương mới chịu trách nhiệm trước Chính phủ về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, có giải pháp xử lý các điểm đen thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông, chủ động trong việc duy tu, bão dưỡng sữa chữa kịp thời các đoạn đường quốc lộ bị xuống cấp, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hóa, người và phương tiện, đây cũng chính tạo điều kiện cho địa phương dễ dàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư đến đầu tư ở địa phương mình. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên, các địa phương mới có điều kiện tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và chủ động chi đầu tư phát triển ở địa phương mình.

MINH TRÍ

Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây