Kiến nghị chưa áp dụng quy chế cấp phép xây dựng mới

Thứ tư - 19/06/2013 21:40 - Đã xem: 1068
Ngày 18.6, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM tổ chức hội nghị góp ý dự thảo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung cho TP để kịp ban hành vào đầu tháng 7.2013, làm cơ sở cấp phép xây dựng theo Nghị định 64 của Chính phủ.

Kiến nghị chưa áp dụng quy chế cấp phép xây dựng mới
 Việc chậm ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cấp phép xây dựng cho người dân  Ảnh: Đình Sơn

Nghị định 64 về cấp phép xây dựng có hiệu lực từ ngày 20.10.2012, quy định các địa phương phải có quy hoạch chi tiết 1/2000, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị… mới được cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều không đáp ứng được quy định này.

Tại TP.HCM, UBND TP đã xin dời thời điểm áp dụng vào đầu tháng 7.2013. Trong thời gian này, TP vẫn áp dụng cấp phép xây dựng theo quy định cũ. Song song đó, TP đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch 1/2000 và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị… làm cơ sở cấp phép xây dựng mới hoặc cải tạo chỉnh trang công trình và nhà ở riêng lẻ. Cụ thể, đối với các công trình trong khu ở hiện hữu, TP sẽ cấp phép cho nhà ở riêng lẻ, công viên cây xanh, thể dục thể thao. Công trình giáo dục phổ thông các cấp, trạm xá, phòng khám, công trình hành chính, văn hóa, công trình dịch vụ, thương mại có quy mô dưới 500 m2 đất được cấp phép xây dựng có điều kiện. Công trình có thể được phép xây dựng (nếu được UBND TP chấp thuận) như: khu phức hợp, công trình dịch vụ - thương mại quy mô trên 500 m2 đất, khu phức hợp, khách sạn cao tầng, chung cư cao tầng… Riêng nhà máy, kho tàng, cây xăng, trường đại học - cao đẳng, bệnh viện đa khoa sẽ không được cấp phép xây dựng mới.

Theo chỉ đạo của UBND TP, đến ngày 1.7 phải hoàn thành quy hoạch. Trong khi đó, hầu hết các ý kiến tại hội nghị đều cho rằng dự thảo còn sơ sài, nhiều điểm chưa rõ ràng và khó hoàn thành đúng tiến độ, nếu nóng vội đưa vào áp dụng sẽ khiến người dân khó khăn thêm. Do đó, các chuyên gia, đại diện các quận huyện đã kiến nghị lùi thời điểm áp dụng để chuẩn bị kỹ hơn.

Đình Sơn
 

ĐỀ NGHỊ CHƯA ÁP DỤNG QUY CHẾ CẤP GIẤY PHÉP MƠI THEO NĐ 64CP
Vừa qua, Bộ Xây dựng tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 64 về cấp phép xây dựng có hiệu lực từ ngày 20.10.2012, quy định các địa phương phải có quy hoạch chi tiết 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500 quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị… mới được cấp phép xây dựng. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và khoản 2 Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại: quy hoạch 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 triển khai và cụ thể hóa quy hoạch đô thị tỷ lệ 1/2000, là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch, phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều không đáp ứng được quy định này. Hiện nay người dân có nhu cầu rất lớn trong việc xây dựng nhà ở, nhưng từ khi nghị định 64CP ra đời các địa phương vướng không thể cấp giấy phép được, đây là vấn đề hết sức nan giải dễ dẫn đến người dân tự phát làm nhà không cần giấy phép của nhà nước hậu quả không lường được.
Khó khăn nhất các địa phương nói chung trong cả nước là chưa có quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500, muốn làm điều này không dễ dàng, vì các địa phương phải bỏ ra kinh phí rất lớn để đo đạc làm quy hoạch chi tiết các khu dân cư đã được hình thành từ lâu. Nếu như vậy không biết khi nào các địa phương mới có được quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 để làm cơ sở cấp giấy phép cho người dân có nhu cầu về nhà ở. Đề nghị Bộ xây dựng nên tham mưu cho Chính phủ chưa áp dụng quy chế cấp giấy phép mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, trước mắt chỉ nên áp dụng đối với các dự án khu dân cư đã được triển khai đầu tư xây dựng, các dự án này đều đã được quy hoạch chi tiết 1/500 .

MINH TRÍ

Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

emc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây