Ngày xưa chúng tôi đi học, học sử là thấy yêu sử, học địa thấy yêu địa mà bây giờ chỉ thấy nói học sinh sợ học, chán học các môn này. Môn toán ở phổ thông học tích phân, vi phân đến khi vào đại học cũng lại học tích phân, vi phân | ||
Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH | ||
Giảm tải phải cụ thể
Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban (UB) Tài chính -Ngân sách của QH cho rằng: vấn đề chương trình - sách giáo khoa (SGK) nên là điểm nhấn trong báo cáo giám sát và những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Nội dung chương trình - SGK hiện hành vừa thiếu hơi thở thực tiễn cuộc sống, văn hóa VN vừa xa lạ với yêu cầu của từng địa phương, từng dân tộc. “Tại sao ngày xưa chúng tôi đi học, học sử là thấy yêu sử, học địa thấy yêu địa mà bây giờ chỉ thấy nói học sinh sợ học, chán học các môn này. Môn toán ở phổ thông học tích phân, vi phân đến khi vào ĐH cũng lại học tích phân, vi phân. Như vậy, vừa lãng phí thời gian của xã hội, áp lực cho cả học sinh và giáo viên”, ông Hiển nói.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH cho rằng, chỉ khi có chương trình tốt mới có được một bộ SGK tốt. Vậy chương trình sắp tới phải giải quyết được những vấn đề gì?
Dự thảo Nghị quyết của Thường vụ QH về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình giáo dục phổ thông cũng yêu cầu cần giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu đặt vấn đề: “Cần làm rõ giải pháp để giảm tải chương trình - SGK. Giảm số môn học bắt buộc thì là môn học nào và tăng số môn học tự chọn ra sao phải cụ thể hơn”.
Bàn kỹ lại vấn đề nhiều bộ SGK
Về vấn đề một hay nhiều bộ SGK, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh: “Cần phải đưa ra bàn bạc kỹ xem chúng ta có đủ điều kiện để đi theo hướng cho phép tồn tại nhiều bộ SGK hay chưa. Đó là xu hướng tiến bộ mà các nước trên thế giới đều đang làm và chắc chúng ta cũng phải làm được”.
|
Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của QH, cho rằng: “Trong báo cáo giám sát, chúng tôi đề xuất hướng là thực hiện một chương trình thống nhất, có yêu cầu tối thiểu và có thêm phần mềm để bổ sung kiến thức cho phù hợp với từng vùng miền, còn thêm bao nhiêu là do bộ phận thiết kế chương trình thực hiện”. Ông Thi cũng cho hay: “Chúng tôi đề nghị sắp tới chương trình phải có trước và nhà nước đầu tư một bộ SGK chuẩn, nhưng như thế không có nghĩa là chỉ có một bộ SGK duy nhất. Ngoài bộ SGK của nhà nước đầu tư thì phải có cơ chế cho các nhóm tác giả nếu có điều kiện viết những bộ khác và phụ huynh thấy bộ đó phù hợp thì sẽ mua. Các nhóm này không nhất thiết phải làm cả bộ mà có thể chỉ biên soạn SGK của một số môn”.
Nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình - SGK mới Chương trình - SGK còn thiên về truyền đạt kiến thức, chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tự học, chưa cân đối dạy “chữ” với dạy “người”, giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như định hướng nghề nghiệp. Một số nội dung thuộc một số môn học còn thiếu tính khả thi. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình - SGK mới nói riêng và bảo đảm chất lượng giáo dục nói chung... (Theo Báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Thường vụ QH) |
Thiếu niềm tin về giáo dục nên đầu tư bị phân tán Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng mặc dù đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông là rất lớn và ngày càng tăng. Tuy nhiên do quy mô của giáo dục phổ thông lớn và phát triển rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng khoảng 250 trường, trong khi đó ngân sách chi cho GD-ĐT gồm nhiều khoản... nên chi từ ngân sách vẫn chưa đủ điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục tối thiểu. Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, cho rằng: “Do thiếu niềm tin của xã hội vào giáo dục nên nguồn lực đầu tư cho giáo dục của người dân bị phân tán. Tiền của gia đình bỏ cho con em đi học nhưng chưa chắc đã vào giáo dục nước nhà mà ở chỗ khác”. |
Tuệ Nguyễn
CẦN CÓ MỘT BỘ SÁCH GIÁO KHOA MỚI HOÀN CHỈNH ĐỂ GIẢM TẢI CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐỐI VỚI CÁC CẤP HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Ba mươi năm vẫn thực nghiệm có lẽ không ai thể ngờ được , không lý nào ngành giáo dục Việt Nam trong 30 năm với một lực lượng đội ngũ trí thức hùng hậu mà không chọn được trong số đó để biên soạn hoàn chỉnh bộ sách giáo khoa các cấp học phổ thông, mà chỉ sử dụng chương trình thực nghiệm. Ai cũng trải qua các cấp học phổ thông , nhưng một điều kỳ lạ người học trước nhưng không thể nào hướng dẫn dạy lại cho người học sau được , các lớp cao hơn như trung học cơ sở trở lên không nói, nhưng chỉ cấp tiểu học phụ huynh hướng dẫn làm bài tập cho các em kết quả cô giáo chấm không đúng, phụ huynh cũng không hiểu tại sao ? qua tìm hiểu hàng năm ngành giáo dục đổi mới liên tục thay đổi phương pháp giải, nếu phụ huynh giải không đúng theo đáp án duy nhất của ngành thì thầy cô chấm kết quả là sai. Do vậy phụ huynh phải cho các em học thêm !
Bộ sách giáo khoa những năm qua liên tục được cải cách thay đổi bổ sung nhưng kết quả không mong đợi. Qua cải cách trọng lượng bộ sách ngày càng nặng hơn, chữ càng nhiều hơn, tội cho các em nhỏ phải mang bộ sách nặng trên vai các em vượt hơn trọng lượng cơ thể của mình. Không biết chương trình giáo khoa cải cách như thế nào, nhưng thực tế phải kéo dài thời gian học hơn thời gian học như trước đây, bây giờ bước vào đầu năm học, phải học trước 2 tuần trước ngày khai giảng như Bộ giáo dục đào tạo quy định ngày 05 tháng 09 hàng năm, thì mới học hết chương trình theo bộ giáo khoa mới, cách nói của ngành giáo dục học trước để giảm tải.
Đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo, nếu chương trình thực nghiệm trong thời gian vừa qua được đánh giá có kết quả tốt, cần nên hệ thống thành bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh để tất cả các trường tiểu học trong cả nước có cùng một chương trình dạy cho các em giống nhau, tránh xảy ra phụ huynh phải chen nhau, xô đẩy để mua hồ sơ cho các cháu đi học không còn gì là văn hóa nữa , như trường hợp ở trường PTCS thực nghiệm tại Hà Nội vừa qua.
Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông Bộ giáo dục cũng cần sớm hoàn thiện bộ sách giáo khoa cho các cấp học này, làm thế nào chương trình sách giáo khoa súc tích đầy đủ ngắn gọn hơn, các em học sinh không phải học trước để giảm tải, ngày khai giảng tựu trường đều đúng ngày 05 tháng 09 hàng năm, được tổ chức đồng loạt trong cả nước. Như vậy ngày khai giảng mới có ý nghĩa, không phải học trước khai giảng sau như mấy năm vừa qua.
MINH TRÍ
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...