Tại huyện Chư Jút, Trung tâm triển khai 2 mô hình tưới nước tiết kiệm, với tổng kinh phí đầu tư trên 32 triệu đồng/1 ha. Qua 2 tháng lắp ráp và đưa vào sử dụng, mô hình tưới nước tiết kiệm này đã phát huy tác dụng. Mô hình gồm một đường ống chính và các bộ phận: Máy bơm, bộ điều khiển trung tâm và ống dẫn đến từng luống hồ tiêu. Trên đường ống, tại những gốc hồ tiêu đều được gắn một béc tưới nước.
Chị Nguyễn Thị Út ở thôn 1, xã Chư K'nia được chọn thí điểm mô hình tưới nước tiết kiệm trong sản xuất hồ tiêu cho biết: Cách tưới nhỏ giọt cho cây tiêu không những giảm thiểu được lượng nước thất thoát mà còn tiết kiệm lượng điện tiêu thụ, giúp đất tơi xốp và giảm đáng kể chi phí sản xuất. Đặc biệt là tiết kiệm đáng kể công lao động, vì cách tưới cũ phải có người trực tiếp tưới, khi gốc này đầy thì chuyển đường ống nước sang gốc khác. Tưới theo mô hình tưới nước mới tiết kiệm thì chỉ cần bật cầu giao máy bơm nước, mở từng van theo từng luống hồ tiêu để tưới theo hàng. Tuy lượng nước không nhiều nhưng nhờ được thẩm thấu nên giữ được độ ẩm lâu.
Còn theo ông Nguyễn Tiến Lợi ở thôn 1, xã Trúc Sơn thì với 1.200 gốc hồ tiêu của gia đình, nếu tưới theo cách truyền thống sẽ tốn khoảng 100 khối nước, trong khi tưới nhỏ giọt chỉ cần 30 khối. Ngoài ra, phương pháp tưới tiết kiệm còn giúp cây hồ tiêu tròn hạt và cho sản lượng cao hơn bình thường do lượng nước được cung cấp đầy đủ và đồng đều.
Việc tưới nước theo phương pháp tiết kiệm giúp cây hồ tiêu có được nguồn nước và các chất dinh dưỡng khác ngay từ khi mới ra bông và kết hạt, phát triển tốt đồng đều, tăng năng suất và nâng cao chất lượng hạt tiêu. Đây là mô hình hay có thể nhân ra diện rộng, đồng thời, giúp các ngành chức năng, nhất là ngành Nông nghiệp đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Hương Thơm
Nguồn tin: Báo Đăk Nông Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...