“Chúng ta đang ở trong một thời điểm rất nguy hiểm và điều này sẽ đẩy cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine theo hướng của một cuộc đụng độ quân sự”, cựu Cố vấn chính trị tại điện Kremlin Gleb Pavlovsky nói.
Vị thế của ông Putin
Theo Reuters, Chính phủ Ukraine đã chính thức chỉ trích rằng điện Kremlin đứng đằng sau những diễn biến mới nhất tại Crimea, bao gồm việc kêu gọi trưng cầu ý dân về việc chấp thuận cho Crimea trở lại với Nga.
“Đây không phải là một cuộc trưng cầu ý dân, đây là một trò hề, một sự lừa dối và một tội ác chống lại Ukraine do quân đội Nga dàn dựng”, Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksander Turchinov phát biểu tại thủ đô Kiev.
Thái độ điềm tĩnh của Tổng thống Nga Putin (Ảnh Reuters) |
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một đòn đáp trả thích đáng với các nhà ngoại giao phương Tây về tuyên bố của họ rằng Nga sẽ phải chấp nhận việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich bị phế truất ngày 22/2 vì đây là ý nguyện của nhân dân Ukraine.
Bởi lẽ, bây giờ thì chính họ sẽ phải chấp nhận ý nguyện của người dân Crimea (về việc sáp nhập Cộng hòa tự trị này với Nga).
Tổng thống Nga Putin trông rất điềm tĩnh khi chủ trì cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Nga trong Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 6/3. Dường như ông không hề quan tâm đến những diễn biến hiện nay của kinh tế Nga cũng như việc Kiev khăng khăng cho rằng cuộc trưng cầu ý dân về quy chế chính trị của Crimea là bất hợp pháp.
Dường như ông đang nắm mọi quân bài trong tay.
Sau khi chấp thuận đề xuất sáp nhập với Nga, lãnh đạo của Crimea tuyên bố họ sẽ chờ đợi câu trả lời từ ông Putin để có thể tổ chức cuộc trưng cầu ý dân.
Chiến lược tài tình
Các động thái của Moscow nhằm kéo Crimea lại gần với mình dường như đã được lên kế hoạch một cách hoàn hảo chỉ trong vòng vài ngày qua.
Việc kêu gọi giúp đỡ những công dân nói tiếng Nga tại Crimea tự vệ chống lại những kẻ quá khích từ phía Tây Ukraine và buộc tội những kẻ này đang cố xa rời nước Nga, đã khiến cho các bản dự thảo về việc chấp thuận những lời kêu gọi của người dân Crimea được Quốc hội Nga nhanh chóng thông qua.
Thêm vào đó, các bộ luật vừa được thông qua nhằm đơn giản hóa tiến trình cho phép “các khu vực của một nước khác” tham gia vào Nga đã giúp Moscow có được một vị thế tốt hơn nhiều để có thể kiểm soát khu vực mà Tổng bí thư Liên bang Cộng hòa Xôviết Nikita Khrushchev trao cho Kiev vào năm 1954.
Người dân Nga tại Crimea phản đối chính quyền Ukraine (Ảnh AFP) |
“Giờ thì Tổng Nga Putin đang cố gắng trấn an rằng tình hình vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình hiện nay vẫn rất phức tạp. Bởi vì, từ quan điểm của ông Putin thì việc ông có đưa quân sang Ukraine hay không sẽ khiến cho các bên liên quan tại Ukraine nhìn nhận hoàn toàn khác nhau”, một quan chức an ninh Nga giấu tên cho biết.
“Không, ông Putin không muốn chiến tranh. Ông ấy hiểu rất rõ về mọi vấn đề phức tạp liên quan đến quyết định này. Tuy nhiên nếu tình hình trở nên xấu đi thì việc sử dụng quân sự sẽ là biện pháp duy nhất nếu các biện pháp khác đều thất bại”, quan chức này nói.
Nhưng cũng không kém phần nguy hiểm
Nhiều nhà phân tích chính trị tại Nga cũng nghi ngờ việc ông Putin muốn sáp nhập Crimea dù Nga đang có Hạm đội Biển Đen đồn trú tại đây.
Thay vì thế, họ cho rằng ông Putin sẽ coi việc sáp nhập này là “một đòn đáp trả tương ứng” cho những gì mà phương Tây đã làm để ủng hộ những nhóm vũ trang tham gia vào các cuộc biểu tình tại Kiev.
Điều này một lần nữa càng làm nổi bật quyền lực của ông Putin cũng như làm hồi sinh giấc mơ về việc tạo ra một liên minh kinh tế thống nhất bao gồm một phần Liên bang Xôviết trước đây nhằm phục hồi tiềm lực của khu vực này như trước khi Liên bang Xôviết tan rã 20 năm trước.
Việc chỉ còn Kazakhstan và Belarus ký vào việc thành lập Liên minh hải quan do Nga dẫn đầu, việc mất Ukraine sẽ khiến Liên minh này sụp đổ. Việc này, nếu xảy ra sẽ rất nguy hại cho Nga.
Đông-Tây có hiểu nhau?
Washington đã phản ứng với Nga bằng việc tuyên bố cấm thị thực của các quan chức Nga và Ukraine mà Mỹ cho rằng chịu trách nhiệm về việc không tôn trọng Hiến pháp dân chủ tại Ukraine.
Lầu Năm Góc cũng tuyên bố sẽ tập trận không quân quy mô lớn tại Ba Lan. Hành động này được Đại sứ Mỹ tại Ba Lan cho biết là nhằm trấn an đồng minh của Mỹ trước diễn biến của cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Ngoại trưởng Nga-Mỹ dù bắt tay nhau vẫn không muốn nhìn về một hướng (Ảnh AFP) |
Những diễn biến phức tạp trên đã khiến cho hố sâu ngăn cách giữa phía Đông và phía Tây ngày một rộng ra.
Sau khi rời khỏi cuộc họp với Ngoại trưởng các nước Mỹ, Pháp, Đức, Anh ngày 5/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các nỗ lực nhằm đưa Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và Liên minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia vào Ukraine sẽ không giúp gây dựng niềm tin giữa Nga và phương Tây./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...