Khu nhà chính đang được thi công trong công trình sân golf tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Bạch Dương |
Cử tri Lê Văn Sang phát biểu mở đầu bằng những thắc mắc về việc tại sao lại làm sân golf trong sân bay và đặt câu hỏi có lợi ích nhóm ở đây hay không? Cử tri Đào Khắc Khởi đề nghị thành lập một đoàn kiểm tra dự án sân golf trong sân bay, trong khi cử tri Phạm Hữu Huỳnh khẳng định việc sử dụng đất sân bay làm sân golf là không đúng mục đích, bất hợp lý trong khi sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) không có chỗ đậu máy bay. Ông nói: “Giả sử đây là đất thừa, tại sao không sử dụng làm trường học, bệnh viện cho dân?”. Cử tri Nguyễn Đăng Diệp cũng đề nghị QH không đưa ra bàn nên hay không nên làm, mà hãy dẹp hẳn luôn dự án sân golf này.
Số liệu “vênh nhau rất lớn”
|
Cử tri Lê Trọng Sành không đồng tình với việc xây dựng sân bay Long Thành và đề nghị tổ chức một cuộc gặp để tranh luận giữa Bộ GTVT với các nhà khoa học về việc này. Ông Sành nói, không nên xây dựng sân bay Long Thành với lý do số tiền quá lớn, gây lãng phí trong khi dân ta còn quá nghèo. Nên tập trung vốn xây dựng đường sá, trường học, bệnh viện và các công trình phục vụ quốc phòng. Sân bay ở nước ta quá nhiều, trong đó các sân bay quốc tế như Cần Thơ, Cam Ranh, Phú Quốc, Liên Khương… chưa hoạt động hết công suất. Nên tận dụng các sân bay hiện có, cải tạo sân bay Biên Hòa và mở rộng sân bay TSN.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không - Trường đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết rất ngạc nhiên về độ vênh nhau rất lớn giữa số liệu trong báo cáo của dự án với số liệu của Cục Thống kê TP.HCM mà ông tìm hiểu. Cụ thể, theo số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, trong 8 năm qua, số lượng khách quốc tế giảm xuống tuyệt đối, số lượng khách nội địa tăng lên, số lượng vận tải hàng hóa không tăng. Vậy thì cơ sở để dự báo mấy triệu tấn hàng hóa vào năm 2050 là xa vời. Đặc biệt nữa, số chuyến bay theo Cục Thống kê hiện tổng cộng hơn 76.800 chuyến/năm, trong khi số liệu của dự án là ngoài 120.000 chuyến/năm. Số liệu này cũng chỉ bằng phân nửa của Singapore. Như vậy, sân bay TSN chỉ cần khai thác 2 đường băng, tương đương với Singapore là đủ. Lấy kinh nghiệm của Singapore chỉ cần mở thêm nhà ga, mở thêm đường băng thứ 3 của quân đội (sắp tới sẽ cải tạo cho dân dụng sử dụng) là đủ.
"Dựa vào số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, tôi cho rằng đến năm 2020 sân bay TSN chưa quá tải. Tôi đề nghị cần có cơ quan kiểm chứng các số liệu để có dự báo đúng… Khi có sân bay mới, trước mắt cũng nên duy trì sân bay TSN như là một cảng hàng không chính, sân bay mới chỉ đảm trách phần thặng dư và tăng dần cho đến khi trở thành một cảng hàng không lớn, chứ không nên chuyển hẳn ra Long Thành, để TSN trở thành sân bay nội địa", ông Tống phân tích và khẳng định, có thể tiếp tục sử dụng hiệu quả sân bay TSN trong khoảng 15 năm nữa.
Phát biểu với các cử tri, bà Võ Thị Dung, Phó đoàn ĐBQH TP.HCM chủ trì buổi tiếp xúc này cho rằng đây là những ý kiến xác đáng và cũng là những thông tin cần thiết để Đoàn ĐBQH TP đưa ra trong nghị trường QH. Bà Dung cho biết sẽ báo cáo nội dung cuộc tiếp xúc cử tri này lên Ủy ban Thường vụ QH.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP, cho biết trong sân bay có phần đất của hàng không và đất quốc phòng, trong đó dự án sân golf nằm trong phần đất quốc phòng. Dự án sân golf bản chất là dự án cho thuê đất và sẽ bị tháo dỡ vô điều kiện khi Bộ Quốc phòng cần đến. Ông Đinh Khắc Huy, Phó chủ tịch UBND Q.Tân Bình ghi nhận các ý kiến cử tri, đồng thời cung cấp những cơ sở pháp lý về quy hoạch, cấp giấy phép cho dự án xây dựng sân golf từ Bộ Quốc phòng và UBND TP. |
Mai Vọng
CÓ NÊN XÂY DỰNG SÂN BAY LONG THÀNH TRONG TÌNH HÌNH KINH TẾ KHÓ KHĂN CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
Một đất nước muốn phát triển thì Nhà nước cần phải tập trung ngân sách để đầu tư công là điều tất nhiên, tuy nhiên cần phải đầu tư cái gì, lãnh vực nào là cần thiết để tạo điều kiện động lực cho nền kinh tế phát triển, cần thận trọng để quyết định đầu tư nhất là việc sử dụng nguồn vốn vay của nước ngoài như ODA, WB…làm thế nào mang lại hiệu quả cao nhất , tăng được nguồn thu cho ngân sách để có nguồn để hoàn trả vốn vay với nước ngoài như đã cam kết. Ở nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài , chất lượng quá kém, như tuyến đường quốc lộ 1a có nhiều đoạn đường và cầu mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư hỏng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả đây là sự lãng phí trong xã hội. Hiện nay ở nước ta tình trạng nợ công quá lớn, Như ngày 15.4.2013 đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com đã đưa tin, báo chỉ số nợ công của VN hiện đang chiếm 49,2% GDP toàn quốc. Theo đó, với tổng mức nợ công hiện là 72,523 tỷ USD, tính theo mức dân số VN mà Global debt clock cung cấp là 89.740.893 người, mỗi người dân đang "gánh" 808,1 USD nợ công. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, con số nợ công thực tế mà một người dân VN phải "gánh" còn cao hơn. Nếu xử lý nợ công không tốt, đời con cháu sau này sẽ “lãnh đủ”. Chúng ta biết trong thời gian vừa qua Bộ giao thông vận tải không có nguồn kinh phí để đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc lộ 1a, 14, 51 phải kêu gọi các ngân hàng thương mại trong nước đứng ra bảo lãnh cho các công ty tư nhân đứng ra làm chủ đầu tư dưới hình thức BOT, không biết các tuyến đường này khi nào mới hoàn thành đưa vào sử dụng, vì năng lực tài chính của các chủ đầu tư quá yếu kém... Hiện nay Bộ giao thông vận tải tiếp tục đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long thành chi phí đầu tư quá lớn hơn 8 tỷ đôla, ngân sách nhà nước ta không có nguồn để đầu tư chắc chắn phải vay từ nước ngoài, nhưng ở đây vấn đề hết sức quan tâm nếu xây dựng sân bay quốc tế Long thành sẽ ảnh hưởng đến 3000 hộ dân, đây là vấn đề hết sức cân nhắc và thận trọng làm thế nào để cho các hộ dân này ổn định đảm bảo cuộc sống như hiện nay, đây là công việc không phải là đơn giản. Vừa qua Ông Lê Trọng Sành nguyên là trưởng phòng quản lý sân bay Tân Sơn Nhất và ông Mai Trọng Tuấn là cựu phi công đoàn bay 919, có thư gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị không nên xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. Qua kiến nghị của hai ông rất đúng, phù hợp với tình hình kinh tế khó khăn của nước ta hiện nay, sân bay Tân sơn nhất đã có từ lâu, thương hiệu đã vào tiềm thức của người dân trong nước cũng như khách quốc tế, trong những năm qua đã được Nhà nước đầu tư nâng cấp mở rộng đáp ứng được nhu cầu đi lại đối với khách trong nước và quốc tế, nếu di chuyển đến địa điểm khác có cần thiết không? Thống nhất với ý kiến của hai ông Lê Trọng Sành và Mai Trọng Tuấn: "Nếu dốc sức, cố xây dựng cho bằng được sân bay Long Thành, ta sẽ đánh mất một 'hội điểm vàng' cả về 'thiên thời, địa lợi, một thương hiệu quý, có giá trị lịch sử' không chỉ của nước ta, mà còn đối với khu vực và thế giới, đó là sân bay Tân Sơn Nhất". Nếu có nhu cầu lớn hơn, chúng ta chỉ cần mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc (nơi đang làm sân gôn Gò Vấp rất bất hợp lý, cử tri thành phố Hồ chí Minh có ý kiến rất nhiều không đồng tình), để đảm nhiệm chức năng quốc tế, phía Nam dành cho nội địa. Vì trên thực tế, nếu được mở rộng về phía Bắc, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có diện tích gấp đôi sân bay Changi của Singapore (một sân bay lớn ở khu vực châu Á). Đề nghị Chính phủ, Bộ giao thông vận tải hết sức cân nhắc khi xây dựng sân bay quốc tế Long bình để tránh lãng phí.
MINH TRÍ
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...