Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Lâm trường Cô Ba, cho biết ngày cao điểm có gần 1.000 người ở 14 bản trong xã tham gia chặt phá rừng. Ở các tiểu khu 200, 204, 205, người dân đã đánh dấu để giành đất trên diện tích 620 ha, có hơn 450 ha rừng bị xâm hại, trong đó có 40 ha bị chặt phá nghiêm trọng. Lâm trường đã huy động lực lượng để ngăn cản nhưng không thành và phải báo cáo lên UBND huyện. Ngày 12.6, UBND tỉnh Nghệ An đã lập đoàn công tác, huy động lực lượng công an, kiểm lâm vào cuộc. Tuy nhiên, đến ngày 14.6 vẫn còn nhiều người tiếp tục vào rừng chặt cây. Người dân ở đây cho biết họ vào giành đất rừng vì thiếu đất sản xuất.
C.Thắng - K.Hoan
TÌNH TRẠNG PHÁ RỪNG HIỆN NAY DO LUẬT QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG CHƯA MANG TÍNH RĂN ĐE.
Công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều địa phương cũng có biện pháp tích cực quyết liệt , đưa lực lượng vào cưỡng chế các đối tượng vi phạm lâm luật như tự ý khai thác vận chuyển lâm sản trái phép , chặt đốt phá cây rừng để lấy đất đất sản xuất không theo quy hoạch của địa phương , tự ý làm nhà trên đất rừng đã khai hoang…tuy nhiên đối tượng quá đông liên kết với nhau lên đến hàng trăm người ra sức chống đối đòan thực hiện nhiệm vụ , nhiều vụ tình hình rất hết sức phức tạp. Có nhiều vụ thì cưỡng chế thành công nhưng hậu quả khó lường , các đối tượng này sau cưỡng chế làm đơn ký tập thể gửi vượt cấp về trung ương , thậm chí có nhiểu đối tượng ra trung ương các cấp các ngành trung ương đòi yêu sách, đòi bồi thường đòi lại đất rừng khai phá trái phép, tình trạng này đã xảy ra ở các tỉnh Tây nguyên. Hiện nay luật quản lý bảo vệ rừng đang thực hiện và các nghị định xử phạt hành chính đối với lãnh vực này chưa mang tính răn đe, chủ rừng cũng như lực lượng kiểm lâm chức năng xử lý còn hạn chế , chưa đủ chế tài để xử lý các vụ vi phạm lâm luật. Để có thể quản lý và bảo vệ rừng có hiệu quả, trước tiên đối với chủ rừng là đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm quản lý phát triển rừng hiện có là một tài sản tự nhiên rất lớn, để ràng buộc trách nhiệm, đề nghị trước khi bổ nhiệm giám đốc các lâm trường , các cơ quan chức năng cần đánh giá hiện trạng rừng xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm nhận nhận nhiệm vụ , trong quá trình công tác hoặc nếu sau này chuyển vị trí công tác khác, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để thất thoát tài sản rừng so với lúc ban đầu đã bàn giao , phải chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật. Thứ hai Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội sửa đổi Luật quản lý và bảo vệ rừng phải mang tính răn đe xử lý về hình sự đối với các đối tượng ( gọi lâm tặc ) cố ý khai thác vận chuyển gỗ trái phép, tự ý khai hoang rừng để sản xuất không đúng theo quy họach của nhà nước mặc dù họ đã có đủ đất để sản xuất . Hiện nay các vụ việc trên chủ yếu xử lý về mặt hành chính nên công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được hiệu quả, các vụ vi phạm bị khởi tố xử lý về mặt hình sự đưa ra xét xử không được bao nhiêu, vì những hành vi vi phạm lâm luật chưa vượt khung xử phạt về hành chính. Thứ ba Nhà nước nên thành lập Lực lượng đặc nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng bao gồm kiểm lâm, cảnh sát môi tr ường, biên phòng... mà kiểm lâm làm nòng cốt và trang bị những phương tiện cần thiết cho lực lượng kiểm lâm ở các tỉnh có rừng chiếm diện tích lớn, như máy bay trực thăng để thường xuyên tuần tra các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, mà vừa qua bọn lâm tặc lợi dụng đường đi lại khó khăn hiểm trở trong rừng, nên bọn chúng đã vào các khu vực này khai thác, đến khi lực lượng kiểm lâm biết được khi đến nơi thì đã quá trễ. Nếu có phương tiện này lực lượng đặc nhiệm sẽ phát hiện bọn lâm tặc đang khai thác vận chuyển gổ trái phép và kịp thời xử lý theo quy định pháp luật.
MINH TRÍ
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...