|
Hiện nay, cả nước có 766 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị đặc biệt, 12 đô thị loại 1; 10 đô thị loại 2; 52 đô thị loại 3, 58 đô thị loại 4 và 632 đô thị loại 5.
Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, ban hành Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị nhằm điều chỉnh tổng thể các vấn đề trong lĩnh vực này để khắc phục tình trạng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, kế hoạch, chống lãng phí nguồn lực như hiện nay theo lộ trình 5 năm đến 10 năm. Nghị định mới này cũng đề xuất mô hình khoa học về quản lý khu vực phát triển đô thị.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, việc xác định khu vực phát triển đô thị giúp đầu tư có trọng tâm, phát triển đô thị có quy hoạch và kế hoạch đồng bộ, tránh lãng phí nhiều nguồn lực. Các địa phương cần xác định rõ khu vực phát triển đô thị để lập kế hoạch phát triển hằng năm và 5 năm. Trong kế hoạch đó, phải hình thành những quy hoạch phân khu rõ ràng. Trên cơ sở quy hoạch phân khu được duyệt sẽ lập quy hoạch chi tiết 1/500, lập dự án đầu tư xây dựng, thực hiện những dự án phát triển đô thị. Có như vậy, tình trạng đầu tư thiếu quy hoạch, kế hoạch, không đồng bộ gây lãng phí nguồn lực mới được khắc phục.
Cũng theo Nghị định 11, những đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ phải lập Ban quản lý khu vực phát triển. Những đô thị không thuộc diện này, Nghị định 11 không bắt buộc mà khuyến khích dựa vào điều kiện thực tế để xem xét có thành lập hay không thành lập. Nhiệm vụ của Ban quản lý khu vực phát triển khi được lập ra là giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển được xác định. Ban quản lý cũng là đầu mối giúp UBND cấp tỉnh giám sát hoạt động đầu tư phát triển trong khu vực phát triển đô thị được xác định.
Lê Quân
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...