Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Bí ẩn miếu Hoàng Cô

Thứ tư - 30/03/2016 04:29 - Đã xem: 1164
Ðồng Tháp Mười là vùng đất trải rộng trên 3 tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. Các nhà khảo cổ học khẳng định cư dân Phù Nam từng sinh sống ở đây.
Vùng đất này còn là vựa lúa của đồng bằng Nam bộ, gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi và chứa đựng nhiều điều bí ẩn.
Nằm trong quần thể khu di tích Gò Tháp, miếu Hoàng Cô tọa lạc giữa Gò Tháp Mười và Tháp Linh cổ tự, ngày xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ, làm bằng gỗ.
Nghi vấn ngôi mộ cổ
Trong miếu, giữa gian chính có đặt một bức tượng tương tự như tượng Bà Chúa Xứ. Anh Võ Tấn Nghĩa (Ban Quản lý khu di tích Tháp Mười) cho biết ngôi miếu hiện tại được người dân góp tiền xây dựng năm 1998 để có chỗ rộng rãi cho khách đến viếng.
Vì nằm trong khu vực bảo vệ đặc biệt của khu di tích Gò Tháp nên miếu không được phép xây dựng kiên cố mà chỉ làm bằng gỗ, nền xây kè. Riêng ngôi miếu nhỏ có từ trước năm 1975 đã dẹp bỏ, chỉ giữ lại ngôi mộ. Hằng năm, vào ngày rằm tháng 3 âm lịch, khi tổ chức cúng vía Bà Chúa Xứ thì cúng luôn bà Hoàng Cô.
Người dân vun gạch vụn, đá cuội lên nấm mộ được cho là của bà Hoàng Cô. Gần ngôi mộ có một cây bún “đặc trưng, duy nhất của vùng Đồng Tháp Mười”, còn gọi là cây cần sen. Theo anh Văn Công Khánh, nhân viên của Ban Quản lý khu di tích Gò Tháp, thì cây bún có tuổi đời chừng 70 năm. Mỗi khi trổ bông, cây bún tỏa ra mùi hương rất thơm.
Gần cạnh ngôi mộ còn có một giếng nước xưa. Trước đây, khi chưa có nước máy, người dân vẫn lấy nước sinh hoạt từ giếng cổ này. Anh Khánh nói cho đến bây giờ, các nhà khảo cổ và cả những “nhà ngoại cảm” đã đến khảo sát nhiều lần nhưng chưa ai dám xác định rằng bên dưới ngôi mộ có hài cốt hay không?
Cuối năm 2014, Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM cho đào thám sát và phát hiện phía sau nền của ngôi chùa cũ, gần khu mộ, có di tích nền kiến trúc cổ của thời Vương quốc Phù Nam. Qua khai quật đã xác định đây chính là đền thờ của nữ thần Parvati, tức là vợ của thần Shiva.
Sắc phong của vua Khải Định ?
Xưa nay trong dân gian có truyền thuyết rằng một bà Hoàng Cô, em gái vua Gia Long, trong khi chạy trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn đã về đây trú ngụ ít lâu rồi đi nơi khác. Một thời gian sau nghe tin bà qua đời, người dân nhớ thương nên lập miếu và lập mộ thờ vọng. Lại có câu chuyện bà Hoàng Cô hiện về nhập xác, báo mộng… cho dân lập mộ. Để câu chuyện thêm phần thuyết phục, dân địa phương tin rằng địa danh “Đường thét” ở vùng này chính là con đường do đàn voi của Tây Sơn đi qua lúc truy đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh.
Căn cứ vào tờ sắc được thờ trong miếu thì bà Hoàng Cô tên là Nguyễn Phúc Hồng Nga. Nhưng theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường, người đã dịch tờ sắc phong này, thì đạo sắc ghi ngày 25.7 năm Khải Định thứ 9 (1924). Nội dung nêu rằng từ trước thôn Tháp Mười, xã Mỹ Thọ, tổng Phong Nẫm, tỉnh Sa Đéc, đã thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga, được phong “Thuần nhất - Hồng nhân - Báo nghĩa - Phương khiết - Đức tâm - Đoan trinh - Diễm lệ Thiện Khánh Trưởng công chúa” và được vua Khải Định gia phong “Minh Nghi Thái Trưởng công chúa”, đặc chuẩn cho thờ.
Tuy nhiên, ông Tường cho rằng nội dung lá sắc có nhiều điểm nghi vấn. Thứ nhất, không có sử liệu nào ghi chép chúa Nguyễn Phúc Ánh từng đến Tháp Mười. Thứ hai không có bà Hoàng Cô nào tên là Nguyễn Phúc Hồng Nga lại được phong thần bởi lẽ các mỹ tự trong đạo sắc: “Minh Nghi Thái Trưởng công chúa” được nhà Lê sử dụng trước đó. “Không lẽ vua Khải Định lại không biết điển lệ của tổ tiên hay sao mà tiếp tục phong tặng “Minh Nghi Thái Trưởng công chúa” cho một vị Hoàng Cô ”, ông Tường phân tích.
Khu di tích khảo cổ miếu Hoàng Cô được tiến hành khai quật vào năm 2010. Lúc bấy giờ các nhà khảo cổ đào tường thành phía tây Gò Tháp Mười thì lộ ra kiến trúc Ao thần. Ao có chiều dài 122 m, chiều rộng 113 m, nằm khuất trong đầm nước mọc đầy cỏ và cây dại. Tại đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bộ linga-yoni nhỏ. Phăng theo hướng định vị, vào năm 2013 các nhà khảo cổ phát hiện tiếp kiến trúc rời khác, là một đền thờ. Khi giở lớp đá mặt, họ gặp mảnh vàng có hình mặt trời và khẳng định đây là kiến trúc đền thờ thần mặt trời Surya.
Ngoài ra, trong hố khai quật này các nhà khảo cổ còn tìm được bức tượng thần Shiva, một số hiện vật đá, nồi gốm rất quý. Anh Nghĩa cho biết khu vực này đất rất cứng, khi khai quật phải đổ nước cho mềm đất, dùng cuốc chim xới đất, may mắn là các hiện vật không bể. Hiện Ao thần đã khai quật được một hố. Do diện tích quá lớn không thể bảo tồn hết ao nên hiện thời chỉ xây dựng mái che để vừa bảo vệ hố đã khai quật vừa phục vụ khách tham quan.

Hoàng Phương - Ngọc PhanVùng đất này còn là vựa lúa của đồng bằng Nam bộ, gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi và chứa đựng nhiều điều bí ẩn.

Nằm trong quần thể khu di tích Gò Tháp, miếu Hoàng Cô tọa lạc giữa Gò Tháp Mười và Tháp Linh cổ tự, ngày xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ, làm bằng gỗ.
Nghi vấn ngôi mộ cổ
Trong miếu, giữa gian chính có đặt một bức tượng tương tự như tượng Bà Chúa Xứ. Anh Võ Tấn Nghĩa (Ban Quản lý khu di tích Tháp Mười) cho biết ngôi miếu hiện tại được người dân góp tiền xây dựng năm 1998 để có chỗ rộng rãi cho khách đến viếng.
Vì nằm trong khu vực bảo vệ đặc biệt của khu di tích Gò Tháp nên miếu không được phép xây dựng kiên cố mà chỉ làm bằng gỗ, nền xây kè. Riêng ngôi miếu nhỏ có từ trước năm 1975 đã dẹp bỏ, chỉ giữ lại ngôi mộ. Hằng năm, vào ngày rằm tháng 3 âm lịch, khi tổ chức cúng vía Bà Chúa Xứ thì cúng luôn bà Hoàng Cô.
Người dân vun gạch vụn, đá cuội lên nấm mộ được cho là của bà Hoàng Cô. Gần ngôi mộ có một cây bún “đặc trưng, duy nhất của vùng Đồng Tháp Mười”, còn gọi là cây cần sen. Theo anh Văn Công Khánh, nhân viên của Ban Quản lý khu di tích Gò Tháp, thì cây bún có tuổi đời chừng 70 năm. Mỗi khi trổ bông, cây bún tỏa ra mùi hương rất thơm.
Gần cạnh ngôi mộ còn có một giếng nước xưa. Trước đây, khi chưa có nước máy, người dân vẫn lấy nước sinh hoạt từ giếng cổ này. Anh Khánh nói cho đến bây giờ, các nhà khảo cổ và cả những “nhà ngoại cảm” đã đến khảo sát nhiều lần nhưng chưa ai dám xác định rằng bên dưới ngôi mộ có hài cốt hay không?
Cuối năm 2014, Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM cho đào thám sát và phát hiện phía sau nền của ngôi chùa cũ, gần khu mộ, có di tích nền kiến trúc cổ của thời Vương quốc Phù Nam. Qua khai quật đã xác định đây chính là đền thờ của nữ thần Parvati, tức là vợ của thần Shiva.
Sắc phong của vua Khải Định ?
Xưa nay trong dân gian có truyền thuyết rằng một bà Hoàng Cô, em gái vua Gia Long, trong khi chạy trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn đã về đây trú ngụ ít lâu rồi đi nơi khác. Một thời gian sau nghe tin bà qua đời, người dân nhớ thương nên lập miếu và lập mộ thờ vọng. Lại có câu chuyện bà Hoàng Cô hiện về nhập xác, báo mộng… cho dân lập mộ. Để câu chuyện thêm phần thuyết phục, dân địa phương tin rằng địa danh “Đường thét” ở vùng này chính là con đường do đàn voi của Tây Sơn đi qua lúc truy đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh.
Căn cứ vào tờ sắc được thờ trong miếu thì bà Hoàng Cô tên là Nguyễn Phúc Hồng Nga. Nhưng theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường, người đã dịch tờ sắc phong này, thì đạo sắc ghi ngày 25.7 năm Khải Định thứ 9 (1924). Nội dung nêu rằng từ trước thôn Tháp Mười, xã Mỹ Thọ, tổng Phong Nẫm, tỉnh Sa Đéc, đã thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga, được phong “Thuần nhất - Hồng nhân - Báo nghĩa - Phương khiết - Đức tâm - Đoan trinh - Diễm lệ Thiện Khánh Trưởng công chúa” và được vua Khải Định gia phong “Minh Nghi Thái Trưởng công chúa”, đặc chuẩn cho thờ.
Tuy nhiên, ông Tường cho rằng nội dung lá sắc có nhiều điểm nghi vấn. Thứ nhất, không có sử liệu nào ghi chép chúa Nguyễn Phúc Ánh từng đến Tháp Mười. Thứ hai không có bà Hoàng Cô nào tên là Nguyễn Phúc Hồng Nga lại được phong thần bởi lẽ các mỹ tự trong đạo sắc: “Minh Nghi Thái Trưởng công chúa” được nhà Lê sử dụng trước đó. “Không lẽ vua Khải Định lại không biết điển lệ của tổ tiên hay sao mà tiếp tục phong tặng “Minh Nghi Thái Trưởng công chúa” cho một vị Hoàng Cô ”, ông Tường phân tích.
Khu di tích khảo cổ miếu Hoàng Cô được tiến hành khai quật vào năm 2010. Lúc bấy giờ các nhà khảo cổ đào tường thành phía tây Gò Tháp Mười thì lộ ra kiến trúc Ao thần. Ao có chiều dài 122 m, chiều rộng 113 m, nằm khuất trong đầm nước mọc đầy cỏ và cây dại. Tại đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bộ linga-yoni nhỏ. Phăng theo hướng định vị, vào năm 2013 các nhà khảo cổ phát hiện tiếp kiến trúc rời khác, là một đền thờ. Khi giở lớp đá mặt, họ gặp mảnh vàng có hình mặt trời và khẳng định đây là kiến trúc đền thờ thần mặt trời Surya.
Ngoài ra, trong hố khai quật này các nhà khảo cổ còn tìm được bức tượng thần Shiva, một số hiện vật đá, nồi gốm rất quý. Anh Nghĩa cho biết khu vực này đất rất cứng, khi khai quật phải đổ nước cho mềm đất, dùng cuốc chim xới đất, may mắn là các hiện vật không bể. Hiện Ao thần đã khai quật được một hố. Do diện tích quá lớn không thể bảo tồn hết ao nên hiện thời chỉ xây dựng mái che để vừa bảo vệ hố đã khai quật vừa phục vụ khách tham quan.

Hoàng Phương - Ngọc Phan

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây