Thạc sĩ, cử nhân... đi học trung cấp

Chủ nhật - 26/05/2013 17:50 - Đã xem: 1070
Hiện nay do tình trạng thất nghiệp tăng, không ít người đã có bằng cử nhân, thạc sĩ quay lại học trung cấp nhằm tăng cơ hội kiếm được việc làm.
Quy trình ngược

Nguyễn Khánh Trung từng tốt nghiệp chuyên ngành văn học Trung Quốc (chương trình liên kết giữa Trường ĐH Sư phạm TPHCM với Trường ĐH An Huy, Trung Quốc), sau đó tiếp tục lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành này tại Trường


Ở ta, người sử dụng lao động cũng đang dần tiến đến việc sử dụng lao động đúng mục đích chứ không câu nệ bằng cấp nữa. Do đó, nhiều cử nhân ra trường không kiếm được việc làm, đã đi học TCCN, trung cấp nghề để tăng cơ hội
 
TS PHẠM NHƯ NGHỆ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT

ĐH Vũ Hán.

Sau một thời gian làm giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Trung tiếp tục làm việc ở nhiều nghề khác để lấy kinh nghiệm. Bây giờ, Trung đang là học sinh năm nhất của một trường trung cấp nghề.

Trung cho biết lý do học trường nghề như sau: “Khi đã có bằng thạc sĩ, đi dạy, đi làm nhiều nơi, em nhận ra mình còn thiếu một cái gì đó để có thể thực hiện được sở thích cá nhân, đồng thời để ổn định lâu dài cho tương lai”.

Trung giải thích thêm: “Trước đây, em rất thích du lịch và ẩm thực nhưng do gia đình đa số làm giáo viên nên em đã thi sư phạm, rồi theo đà cứ học tiếp lên cao. Bây giờ, em quyết định học ngành quản trị bếp và ẩm thực, với mục đích học xong có kiến thức để mở một nhà hàng ẩm thực gồm món ăn Việt lẫn Hoa”.

T.T.H.T là người đã sở hữu 2 bằng ĐH (cử nhân kinh tế Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cử nhân Anh văn Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) đồng thời đã có bằng thạc sĩ kinh tế, nay lại đang học trung cấp ngành y sĩ. “Hiện mình đang đi làm, nhưng vẫn muốn tiếp tục học vì yêu thích ngành này, mong muốn học xong có thể hỗ trợ thêm cho công việc của gia đình” - H.T nói.

Đỗ Xuân Trường có trong tay hai bằng cử nhân công nghệ cơ khí Trường ĐH Công nghiệp TPHCM và tài chính ngân hàng Trường ĐH Lạc Hồng, cũng đang theo học trung cấp công nghệ thông tin. Nhiều cử nhân khác như Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Đình Phi, Hồ Ngọc Nghĩa... đang học trung cấp y sĩ và dược sĩ.



Chương trình đào tạo trung cấp có tới 50-70% thời lượng là thực hành khiến
nhiều người dù có bằng thạc sĩ vẫn theo học để có kỹ năng nghề nghiệp - Ảnh: M.Q

Học làm thợ để thêm cơ hội

H.T chia sẻ: “Dù bằng thạc sĩ, cử nhân của mình đều thuộc loại khá trở lên nhưng vì các bậc học này đào tạo theo hướng hàn lâm nên nhiều môn học xong không áp dụng được vào thực tế”. T. quan niệm học để làm việc chứ không phải để lấy bằng cấp cho nên muốn học càng nhiều càng tốt.

“Nếu bạn có một kiến thức lý thuyết tốt ở ĐH, cao học cộng với khả năng thực hành tốt ở trung cấp thì bạn có rất


Nhiều người tốt nghiệp ĐH không có việc làm

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM thuộc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, từ năm 2009-2012, tại TPHCM mỗi năm có khoảng 2.000 sinh viên không thể kiếm được việc hoặc phải chuyển sang làm những công việc trái ngành, thấp hơn trình độ đào tạo. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, chỉ có khoảng 40-50% học sinh tốt nghiệp khối ngành sức khỏe có việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Năm 2012, hơn 1.400 cử nhân sư phạm tại TPHCM không tìm được chỗ dạy tại các trường công sau đợt tuyển dụng giáo viên.

nhiều cơ hội làm việc và rất dễ thành công” - T. khẳng định. T. cũng cho rằng xã hội đang cần một lực lượng lao động có tay nghề, làm được việc, tư duy thiết thực. Đó là lý do vì sao không ít cử nhân, thạc sĩ như H.T vẫn học trung cấp với mục đích tăng cơ hội việc làm cho mình.

Khánh Trung thì nhận thấy nhiều cử nhân hiện nay ra trường thất nghiệp vì không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng - phải làm việc được ngay - nên phải đi học thêm kỹ năng nghề nghiệp. “Một số bạn của em tốt nghiệp ĐH, cao học cũng đăng ký học trung cấp để có thêm kiến thức và kỹ năng hỗ trợ cho công việc kinh doanh mà họ đang làm” - Trung cho biết.

Tiến sĩ Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), nhìn nhận: “Thực ra mỗi bậc học có một mục tiêu đào tạo khác nhau. Thạc sĩ, cử nhân theo hướng hàn lâm để người học có tư duy nghiên cứu, sáng tạo; còn trung cấp thì thiên về kỹ năng thực hành.

Việc tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ở Úc và một số nước khác khó kiếm việc hơn người học nghề là chuyện thường. Ở ta, người sử dụng lao động cũng đang dần tiến đến việc sử dụng lao động đúng mục đích chứ không câu nệ bằng cấp nữa. Do đó, nhiều cử nhân ra trường không kiếm được việc làm, đã đi học trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề để tăng cơ hội”.

Chương trình học chưa đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng ?

Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt thông tin, có nhiều sinh viên đang học ĐH ngành quản trị kinh doanh nhưng lại theo học lớp ngắn hạn về thư ký hành chính. Cũng có người tốt nghiệp quản trị kinh doanh vẫn đi học thêm trung cấp kế toán vì nhiều nhà tuyển dụng cho rằng bằng ĐH chưa thể hiện cụ thể nghề nghiệp, họ yêu cầu có thêm một chứng chỉ hay bằng cấp nghề để xác định được kỹ năng của ứng viên.

Ông Thành cho rằng thực trạng trên cũng phản ánh chương trình đào tạo bậc ĐH hiện nay chưa sát với nhu cầu thực tế. Sinh viên bắt buộc phải học tuần tự các khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành rồi mới đến chuyên ngành. Trong khi có nhiều chuyên môn có thể đi tắt để giúp sinh viên chuyên sâu hơn, đáp ứng được mong muốn của nhà tuyển dụng, hạn chế được nguy cơ thất nghiệp.

Thị trường lao động hiện cần những người có tay nghề cụ thể nên nhiều cử nhân thất nghiệp buộc phải nghĩ cách tìm cho mình một chuyên môn nào ngắn nhất để kiếm việc.


Chuyển đổi để phù hợp với thực tế

“Nhiều bạn trẻ tốt nghiệp rồi mới phát hiện mình không phù hợp với ngành đã học hoặc ngành đó không phù hợp với thực tế nên phải quay lại từ đầu. Mặc dù đáng tiếc vì lãng phí thời gian, tiền bạc nhưng nếu làm lại từ đầu mà tốt hơn, thì cũng đáng khuyến khích. Xã hội có nhiều biến động, bắt buộc người học khi ra thị trường lao động phải có sự thích nghi hoặc chuyển đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cá nhân cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng”.

TS NGUYỄN TIẾN DŨNG
Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

------------------------------------------------

Không định hướng nghề nghiệp tốt

“Có thực trạng này là do ngay từ đầu, một số bạn không định hướng được ngành học, bậc học mình chọn có phù hợp với bản thân hay không. Thứ hai là yêu cầu của thực tế đòi hỏi bạn phải học thêm để tăng thêm cơ hội công việc cho mình. Thứ ba là bạn trẻ muốn cùng lúc làm được nhiều việc, hoặc công việc này hỗ trợ cho công việc kia”.

TS TRẦN MẠNH THÀNH
Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt

------------------------------------------------

Học trung cấp mà tay nghề giỏi thì có khi dễ xin việc hơn

Sở dĩ thạc sĩ, cử nhân đi học lại trung cấp, theo tôi nguyên nhân là trước đây, một phần trong số đó theo đuổi những cái mà họ thích, họ mong muốn nhưng khi tốt nghiệp đi làm, thì họ phải làm cái mà xã hội cần, doanh nghiệp cần chứ không phải cái họ có. Do đó họ phải bổ sung những gì thiếu hụt hoặc một kiến thức mới hoàn toàn. Doanh nghiệp bỏ tiền ra trả lương cho người trước hết là phải làm được việc, chưa quan trọng bạn có bằng gì. Học trung cấp mà tay nghề giỏi thì thời điểm này có khi dễ xin việc hơn là cử nhân, thạc sĩ.

ÔNG ĐÀO TRỌNG NHÂN
Giám đốc Công ty Truyền thông và giải trí Sao Thủy

Theo Mỹ Quyên (Thanh Niên)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây