Thật ngô nghê khi nghĩ cắt bỏ ngực để phòng ung thư vú!

Chủ nhật - 19/05/2013 21:13 - Đã xem: 932
Thật ngớ ngẩn khi ai đó nghĩ rằng việc cắt bỏ ngực để phòng ngừa ung thư! Chỉ khi đã bị ung thư hoặc có những chẩn đoán nguy hiểm ở mức độ cao người ta mới quyết định cắt bỏ.

Trao đổi với PV báo Infonet về việc diễn viên Angelia Jolie quyết định cắt bỏ ngực vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư đang gây xôn xao dư luận thời gian này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà cho biết:

Việc quyết định cắt bỏ ngực của diễn viên Angelina Jolie chỉ để phòng ngừa ung thư vú là ngớ ngẩn, không thực tế. Bởi về mặt y học không ai làm thủ thuật cắt bỏ trước để ngăn ngừa ung thư mà chỉ khi có những chẩn đoán nguy hiểm thì con người  mới quyết định phẫu thuật để cắt bỏ.

Thông tin mà chúng ta có được chỉ là diễn viên đó có mẹ bị ung thư, trên cơ thể cô ấy cũng mang gen lỗi có nguy cơ ung thư cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ ở mức độ nào thì chúng ta không được biết. Vì thế không thể kết luận là có nên hay không nên cắt và quyết định cắt bỏ của cô ấy là đúng hay sai, bởi chúng ta không có thông tin từ bệnh án mà chỉ có thông tin qua báo chí.

Quyết định phẫu thuật cắt bỏ ngực phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không đơn giản chỉ là những thông tin chúng ta có được.

Không thể cho rằng việc Angelia Jolie phẫu thuật cắt bỏ ngực là để phòng ngừa ung thư. Điều đó không thực tế. Chuyên gia không khuyến cáo cắt bỏ ngực khi nghi ung thư. Ảnh IT

Không ai cắt bỏ ngực để ngừa ung thứ vú

Trao đổi với PV báo điện tử Infonet, TS.BSCKII Nguyễn Văn Định, Trưởng khoa ngoại Vú Bệnh viện K cho biết:

Quyết định cắt bỏ ngực hay không là do bệnh nhân quyết định. Tùy từng giai đoạn và mức độ nguy hiểm của ung thư. Khi phát hiện có những dấu hiệu bị ung thư cao hoặc đã bị ung thư thì người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị thích hợp và nói rõ những hiệu quả cũng như nguy cơ của phương pháp điều trị đó. Quyết định sẽ phụ thuộc và  người bệnh. Trong những tình huống đó bệnh nhân sẽ lựa chọn phương án tối ưu.

Nguyên nhân về ung thư vú hiện đang được nghiên cứu vì có nhiều nguyên nhân không rõ ràng.

Trường hợp đang gây xôn xao dư luận này, người ta chỉ đề cập đến những người có mang những yếu tố có nguy cơ mắc ung thư vú cao. Tuy nhiên, không có nghĩa là mang những yếu tố đó thì chắc chắn mắc bệnh ung thư.

Có nhiều yếu tố gây nguy cơ ung thư cao như: Tuổi - tuổi càng cao thì khả năng mắc ung thu càng lớn; Chế độ dinh dưỡng; Yếu tố nội tiết, tiền sử kinh nguyệt, sinh sản có kinh sớm, mãn kinh muộn cũng là một nguy cơ.

Thứ nữa là do yếu tố gia đình, mẹ hoặc chị em gái bị ung thư thì cũng có khả năng mắc ung thư cao hơn người khác. Hơn nữa, trong yếu tố  tiền sử gia đình, cũng liên quan đến những đột biến gen rồi các yếu tố tiếp xúc với  phóng xạ, các yếu tố hình thái…

TS.BSCKII Nguyễn Văn Định, Trưởng khoa ngoại Vú Bệnh viện K : Mọi quyết định của bệnh nhân phải có nguyên nhân, bệnh án cụ thể! Ảnh NL
 

Thời gian gần đây, một trong những nguy cơ gây ung thư cao được bàn nhiều là vấn đề lỗi gen BRCA1. Tuy nhiên, đây là một trong những yếu tố nguy cơ chứ ko phải là yếu tố duy nhất gây bệnh. Người diễn viên này có gen lỗi gây ung thư nhưng chúng ta chưa biết hết những yếu tố khác. Mọi quyết định của bệnh nhân phải có nguyên nhân, bệnh án cụ thể!

Đồng quan điểm trên, BS. Kim Dung bày tỏ quan điểm: Thầy thuốc luôn đưa ra những phương án lựa chọn cho bệnh nhân. Trong y học, khi điều trị các y bác sĩ luôn tìm phương án hạn chế tổn thương lớn nhất cho bệnh nhân. Trong trường hợp của nữ diễn viên này, một là cắt bỏ đi để yên tâm hơn. Hai là giữ lại khi bị ung thư sẽ chỉ sống tối đa là 5 năm.

Như vậy, người ta sẽ lựa chọn sự sống. Chúng ta không biết bệnh án của cô ấy mà chỉ dựa vào những thông tin ít ỏi đó mà phán đoán là quyết định cắt bỏ vú để phòng ngừa là không có cơ sở. Trên thực tế, không ai ngừa ung thư vú bằng cách cắt bỏ vú trước. Nếu như vây, để ngừa trước ung  thư người ta sẽ cắt bỏ trước những bộ phận khác! Đó là chuyện không tưởng trong y học!

Không khuyến cáo cắt bỏ ngực vì nghi ung thư

Trước thông tin về việc cắt bỏ vú để phòng ngừa ung thư, bác sĩ Đinh đưa ra lời khuyên: Chúng tôi không khuyến cáo những người có đột biến gen gây ung thư vú  BRCA1, BRCA2, BRCA3  quyết định cắt bỏ ngực.

Nên có kế hoạch khám thường quy để phát  hiện được ung thư ở giai đoạn sớm, để có phương pháp chữa trị sớm. Vì ung thư vú phát hiện càng sớm thì điều trị có hiệu quả càng cao, nghiên cứu cho thấy,tỉ lệ chữa khỏi từ 5,10 năm hoặc chữa khỏi vĩnh viễn rất cao.

Mỗi năm, khoa ngoại vú tiếp nhận và điều trị hơn 1000 bệnh nhân ung thư vú, tuy nhiên không phải ai cũng bị cắt bỏ ngực. Tỉ lệ cắt bỏ ngực phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, có nhiều loại phẫu thuật trong điều trị ung  thư vú: phẫu thuật cắt toàn bộ vú, phẩu thuật bảo tồn nghĩa là cắt một phần vú và vét hạch nách.

Nhưng giai đoạn sớm thì có thể phẫu thuật xong tạo hình vú luôn. Mỗi cách điều trị đều phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi, tình trạng bệnh và nguyện vọng của bệnh nhân… Vì thế không nên quyết định ngay cắt bỏ ngực do nghi ung thư hoặc có nguy cơ ung thư. 

 

PGS.TS Nguyễn Bá Đức, Giám đốc Bệnh viện K:

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư vú ngày càng gia tăng do các yếu tố về môi trường, di truyền, chế độ ăn và nội tiết. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư đứng đầu ở phụ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ chết do bệnh này đã được giữ ổn định nhờ các thành tựu đạt được trong sàng lọc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Nguồn tin: infonet.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

emc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây