Để tham gia Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Cư Jút tổ chức cho các nghệ nhân hát Then, đàn Tính tập luyện chăm chỉ. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành hứa hẹn một mùa Liên hoan với nhiều thành công tốt đẹp.
Trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I đang diễn ra tại tỉnh Đắk Nông, vào lúc 15h chiều nay (15/1) sẽ diễn ra lễ hội đường phố với chủ đề: “Con đường thổ cẩm” với sự tham gia của gần 1.000 nghệ nhân, trong đó có đại sứ văn hóa thổ cẩm là Hoa hậu Ngọc Hân và các người mẫu chuyên nghiệp.
Với khả năng bẩm sinh và vốn kiến thức tích lũy trong cuộc sống, nhiều nghệ nhân luôn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa ở địa phương cũng như truyền dạy những nét văn hóa truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ ở các bon làng. Dưới đây là 3 nghệ nhân tiêu biểu trong số các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, ở một số bon, buôn trên địa bàn huyện Cư Jút vẫn còn nhiều nghệ nhân giữ gìn được những bí quyết của nghề chế tác nhạc cụ Đinh Năm – Đinh Tuk, họ là những người đã và đang ngày đêm dốc hết tâm huyết cho việc bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc Ê đê trên vùng đất Tây Nguyên. Nghệ nhân Y B’ Luât Kanh ở buôn Ea Pô - xã Tâm Thắng là một ví dụ điển hình.
Chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh, tối 31/12/2013, tại thị xã Gia Nghĩa sẽ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc tỉnh Đắk Nông 2013, quy tụ khoảng 600 nghệ nhân, diễn viên đến từ 8 huyện, thị xã biểu diễn nghệ thuật, tham gia các hoạt động của lễ hội. Trong những ngày này, không khí tập luyện đang diễn ra hết sức sôi nổi, với khí thế sẵn sàng vào hội.
Từ chỗ chỉ biết sơ qua, thế nhưng sau gần 3 tháng miệt mài tham gia lớp đào tạo nghề do huyện tổ chức, chị H’Yan, ở bon U1, thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) đã có thể dệt thổ cẩm thành thạo. Không những vậy, những sản phẩm do chị làm ra đã bán được ra thị trường, mang lại cho gia đình nguồn thu nhập đáng kể.
Tối 1/8, tại thị xã Gia Nghĩa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Hội thi diễn tấu cồng chiêng các dân tộc bản địa tỉnh năm 2013, với sự tham gia của hơn 130 nghệ nhân là người M’nông, Mạ, Ê đê… của 8 đội cồng chiêng đến từ các huyện, thị xã.
Đến thôn Tân Ninh, xã Nam Dong (Chư Jút) hỏi thăm anh Hà Văn Giới thì ai cũng biết bởi vì anh không chỉ là một nông dân làm kinh tế giỏi mà còn là người tiên phong sáng lập ra CLB hát dân ca quan họ “Mười Nhớ” tại xã Nam Dong.