Theo đó, ngoài việc ban hành các kế hoạch, chương trình hành động, địa phương cũng đã tập trung tuyên truyền về bảo vệ môi trường nông thôn thông qua các buổi họp thôn, xóm. Các đoàn thể chính trị, xã hội ở xã cũng đã và đang vào cuộc tích cực trong việc triển khai các phong trào về bảo vệ môi trường như “Ngày chủ nhật xanh”; “5 không, ba sạch”; “xanh, sạch, đẹp” ở các trường học…
Thông qua các phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và đem lại hiệu quả thiết thực. Nhận thức và việc làm của nhiều người dân về môi trường đã dần thay đổi. Đến nay, xã đã cơ bản đạt được một số tiêu chí về môi trường như hộ gia đình sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Các hộ chăn nuôi heo, bò cũng đã biết cách xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ hoai. Hiện tại, ở mỗi thôn đã quy hoạch xây dựng 1 nghĩa trang…
Nước thải sinh hoạt ở chợ Nhân Đạo (Đắk R’lấp) vẫn còn tự do thải ra đường |
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tạo, Chủ tịch UBND xã thì những kết quả đó chỉ là trước mắt, còn về lâu dài và khó khăn nhất vẫn là việc đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung đảm bảo theo quy định, nhất là khi Khu công nghiệp Nhân Cơ, chợ Nhân Đạo đi vào hoạt động với khối lượng rác thải ra hàng ngày rất lớn.
Hiện tại, xã đã có quy hoạch bãi rác ở thôn 6, với diện tích 8.000m2, nhưng do thiếu kinh phí nên việc xây dựng lò đốt, mua xe chuyên dụng, thùng chứa vẫn chưa thể thực hiện. Ước tính, để triển khai thực hiện và hoàn thành tiêu chí môi trường, xã sẽ phải huy động được 1,7 tỷ đồng để đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom rác.
Ngoài việc kêu gọi xã hội hóa, vấn đề này cũng đã được xã đề xuất lên cấp trên, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Hiện tại, biện pháp duy nhất đó là các hộ gia đình tự thu gom rác về một vị trí cạnh nhà để đốt hoặc chôn lấp.
Chị Lê Thị Thanh Loan, người dân thôn 2 cho biết: “Trước đây, Ban quản lý chợ cũng đứng ra làm nhiệm vụ thu gom rác từ các hộ dân và tiểu thương xung quanh khu vực chợ, nhưng cũng chỉ được thời gian ngắn rồi giải thể do lượng người ít, chi phí cao. Vì vậy, hiện tại, rác của hộ nào thì hộ ấy tự xử lý, nhưng cũng chỉ được những rác thải sinh hoạt, còn những chất thải rắn thì bỏ bừa bãi. Nước thải ở khu vực chợ thì cứ thế chảy dọc ra 2 bên đường”.
Ông Tạo cũng cho biết thêm, để phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí về NTM vào cuối năm 2015 theo mục tiêu đề ra thì việc hoàn thành tiêu chí môi trường đang là vấn đề nan giải nhất. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, một việc cần thiết bắt buộc là xã phải được đầu tư thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý rác tập trung.
Trước mắt, xã đang vận động thành lập một tổ hợp tác đứng ra làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; đồng thời làm việc với ngành chức năng để xin nguồn kinh phí từ sự nghiệp môi trường cho địa phương trong việc đầu tư bãi rác, mua xe chuyên dụng… Thế nhưng với thực tế này, vấn đề đạt chuẩn về tiêu chí môi trường của xã là không thể vì đến nay còn khó về nguồn kinh phí.
Bài, ảnh: Lê Dung
Nguồn tin: Báo Đăk Nông Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...