Lý do ở chỗ các thành viên của SCO không bất đồng quan điểm về tôn chỉ mục đích, vai trò và ý nghĩa của tổ chức, nhưng theo đuổi ưu tiên khác nhau trong tổ chức và cũng còn có xung khắc lợi ích nhất định.
Về mở rộng tổ chức, SCO đã thể hiện rõ thái độ “bên trọng, bên khinh” khi thúc đẩy mạnh mẽ việc kết nạp Ấn Độ và Pakistan làm thành viên mới trong khi hờ hững với mong muốn tương tự của Iran và Afghanistan. Tất cả 4 nước này đều là quan sát viên của SCO từ lâu nay.
Việc mở rộng tổ chức cho Ấn Độ và Pakistan được các thành viên SCO nhất trí cao và nhiều khả năng hai nước này sẽ được chính thức kết nạp vào SCO tại hội nghị cấp cao lần tới. Nhưng trong khi Nga thúc đẩy mạnh mẽ việc kết nạp Iran thì Tajikistan, Kyrgyzstan và Uzbekistan lại không muốn và Trung Quốc lập lờ giữa hai phe. Còn trong khi Trung Quốc đẩy mạnh vận động cho việc SCO tham gia và phục vụ chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc thì Nga muốn SCO hậu thuẫn ý tưởng liên kết và hợp tác liên châu lục trong khuôn khổ Liên minh Âu - Á do Nga khởi xướng.
Ngoài ra, tất cả các thành viên khác của SCO đều không quan tâm đến vấn đề an ninh ở khu vực Trung và Nam Á, đặc biệt ở Afghanistan, như Nga.
Hội nghị cấp cao này không phải không đạt được kết quả, nhưng rõ ràng chưa đủ để đưa lại bước phát triển đáng kể mới. Một số định hướng được xác định cụ thể hơn nhưng không đi cùng lộ trình và biện pháp thực hiện. SCO vì thế vẫn còn lực bất tòng tâm.
La Phù
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...