Phật thủ được trồng tại Đắc Sở từ năm 2004. Hiện tại, 80% số dân ở Đắc Sở sống nhờ cây phật thủ, nâng diện tích trồng cây này lên 20 ha.
Chăm sóc phật thủ đòi hỏi nhiều công sức hơn các loại cây cho quả khác. Người ta canh lúc thời tiết ấm thì chiết cành, sau đó cắm xuống đất để cây bén rễ rồi trồng vào luống. Từ lúc trồng cây con đến khi ra quả khoảng 6-8 tháng.
Cây phật thủ không chịu được ngập úng. Người trồng không được để cho lá cây rụng vào gốc vì lá cây phật thủ có vị cay, gây độc cho cây. Khoảng cách mỗi cây, mỗi hàng phật thủ cách nhau 4 mét.
Cành cây phật thủ nhỏ, để nâng đỡ quả lớn, người dân phải làm giàn cho cây, mỗi giàn cao khoảng 2 mét. Việc làm giàn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phun thuốc trừ sâu cũng như hái quả.
Quả phật thủ ngày càng được ưa chuộng, nhất là trong dịp Tết. Quả càng lớn, nhiều “móng”, xếp thành tầng và có dáng đẹp thì giá càng cao.
Trung bình một quả phật thủ được thương lái thu mua tận vườn là 200.000 - 300.000 đồng. Những quả phật thủ có “móng” dài, xếp 3, 4 tầng được trả với giá 2 - 3 triệu đồng, thậm chí 5 triệu đồng là chuyện bình thường tại Đắc Sở.
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, phật thủ tại Đắc Sở bội thu. Mỗi mẫu trồng được 250 cây phật thủ; trung bình, một hộ gia đình có 1 mẫu đất trồng phật thủ tại Đắc Sở có thể thu về 300 - 400 triệu đồng trong dịp Tết Nguyên đán này.
|
Thúy Hằng
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...