Chủ nhiệm UBTCNS Phùng Quốc Hiển phản ánh tình trạng công chức “cắpô” khi TVQH cho ý kiến về việc tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với độingũ cán bộ, công chức, viên chức chiều 20/9.
Đề cập đến số lượng cán bộ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đềnghị ban soạn thảo đánh giá số lượng 1/3 cán bộ “cắp ô” có đúng không,có phù hợp không? Bên cạnh đó vấn đề đạo đức, phẩm chất của cán bộ côngchức hiện nay có vấn đề gì không? “Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảngviên thoái hóa biến chất được NQ TW 4 đánh giá thì được thể hiện trongbáo cáo này thế nào?” – ông Lưu nói.
Chủ nhiệm UBTCNS Phùng Quốc Hiển lo ngại về tính hiệu quả trong việc cải cách tiền lương |
Dẫn dụ quy định bộ nhiệm, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước chobiết, cấp thứ trưởng thường 4 người. Tuy nhiên qua “danh bạ điện thoạinăm 2012”, ông cho biết có Bộ phải tới 11 thứ trưởng. Tương tự các cục,tổng cục quy định cũng không được quá 4, nhưng giờ tổng cục phải hàngchục cấp phó. Vậy trách nhiệm của Bộ Nội vụ về việc này như thế nào?Công tác bổ nhiệm vượt khung bất hợp lý, dân sẽ không đồng tình, từ đónghi vấn có tiêu cực, tham nhũng.
Cho rằng việc bổ nhiệm cán bộ không có gì khác mấy so với 20 nămtrước, ông Ksor Phước nói, khi bổ nhiệm các chức vụ, chẳng hạn như chứcvụ trưởng thì người Bộ trưởng cũng chỉ là 1 phiếu. Bởi vậy nên khi cấpdưới không làm được việc thì không thể quy được trách nhiệm cho Bộtrưởng.
Có quan điểm hơi khác, Chủ nhiệm UBTCNS Phùng Quốc Hiển cho rằng,việc số lượng cán bộ, công chức, viên chức tăng lên cũng là một yêu cầuđặt ra, bởi tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa…đang ngày một pháttriển. Tuy nhiên vấn đề quan trọng được ông Hiển quan tâm là tăng lênphần nào thì hợp lý để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, còn phần nàokhông hợp lý?
Ông Phùng Quốc Hiển cho rằng, đánh giá được chất lượng cán bộ côngchức là cả vấn đề. Trước con số 30% công chức “cắp ô” không làm đượcviệc, thậm chí có giảm đi thì công việc vẫn đảm bảo, vậy Bộ Nội vụ vàđoàn giám sát cần đánh giá thực trạng này thế nào, có đúng như phản ánhkhông?
Về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, Chủ nhiệm UBTCNS đưa ra nhậnđịnh vẫn còn nặng về hình thức, bằng cấp. Thậm chí còn thực trạng cánbộ có rất nhiều loại bằng cấp, nhưng khi giao việc thì làm lại không đạtyêu cầu. “Cái này không phải ít, rất phổ biến. Cán bộ càng không làmđược việc thì càng được cử đi học” – ông nói.
Trước thực tế đó, ông Hiển quan ngại vì với bộ máy này không biết cóthực hiện được cải cách tiền lương không. “Công chức sáng nào cũng đi ănsáng, uống cà phê đến 9 giờ mới làm việc. Chiều lại túc tắc tìm việc gìđó làm, rồi 4 giờ lại chuẩn bị nghỉ. Làm như vậy mà hưởng mức lương nhưthế còn là cao”.
Khắc phục tình trạng này, ông Hiển cũng cho rằng phải thực hiện cơchế khoán, chỉ cho với chừng ấy tiền, chi tiêu thế nào tùy vào ngườiđứng đầu, miễn là phải hoàn thành nhiệm vụ!
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, kể từkhi Luật công chức có hiệu lực từ năm 2010, phạm vi điều chỉnh rấtrộng. Chính phủ đã ra 17 nghị định, Bộ ra 15 thông tư khác nhau về Luậtcông chức.
Về trình độ của cán bộ, công chức, viên chức ông cho biết hiện vẫnchưa có một dữ liệu tổng hợp, đánh giá đúng, trúng cán bộ từ trung ươngđến địa phương. Cho rằng con số bao nhiêu % cán bộ làm việc yếu kém đangrất được xã hội quan tâm, ông Bình cho biết, trong các văn bản củaĐảng, Nhà nước đã đề cập, đặc biệt NQ TW 4 cũng nói đến. Bộ đã
đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố có báo cáo phântích chất lượng cán bộ, công chức, viên chức năm 2012, và đây là nộidung cần tập trung thực hiện.
Theo kết quả ban đầu, ông đưa ra con số cán bộ công chức không hoànthành nhiệm vụ chỉ là 1%. Cũng theo Bộ trưởng Nội vụ, công tác đào tạo,tuyển dụng là vấn đề nhức nhối trong dư luận. Chính bởi vậy, Chính phủđã đề nghị xây dựng một nghị định về phòng chống tiêu cực trong công táctổ chức cán bộ, và thi đua khen thưởng.
Cơ chế tổ chức cán bộ cứ ngày một phình to, miếng bánh "ngân sách" nhà nước ngày thêm "thu hẹp" vì các khoản thu từ thuế và lợi nhuận kinh doanh của các thành phân kinh tế đang trong giai đoạn "teo" dần và có khi là mất hẳn vì doanh nghiệp chất hàng loạt 100% doanh nghiệp sẽ phá sản nếu theo luật phá sản mới "sửa đổi" vậy thì nền kinh tế đang chết chứ làm gì có thu mà chi hay chia "ngân sách" trả lương và "bổng lộc" theo kiểu sếp hàng ngang ra làm cán bộ để lĩnh lương và có "vị thế" để "kiếm tiền".
Nếu chúng ta không kịp nhận ra là xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động lao động, sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo thiên nhiên, sức ì quá lớn theo kiểu "bao cấp" hay là "độc quyền. độc chiêu" mà không có ý thức tự lực lao động tham gia canh tranh, phấn đấu lành mạnh thì "nhà có " của núi hay của chìm của nổi cũng "đội nón ra đi" chứ nói như nước ta nền kinh tế còn nhiều bất cập, thu nhập bình quân còn quá thấp so với các nước đang phát triển, vậy nên tự mỗi chúng ta, cá nhân, tổ chức, cơ quan, bộ ngành cần thực hiện đúng theo cơ chế chính sách là làm theo năng lực và hưởng theo lao động, thực hện tiết kiệm tăng thu giảm chi và nâng cao giá trj sản phẩm cũng như sức lao động của chúng ta.
Còn xã hội không tưởng "làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu" có thể mãi chỉ là giấc mơ mà nhân loại nằm hướng tới chúng ta hãy nghĩ nó không tưởng do vậy nó không có thật; Vì vậy trong hàng ngũ cán bộ của ta cần phải thấy câu nhận định "Cán bộ công chức ở Việt Nam sướng thật" là điều không nên có và không đúng vì nó có tồn tại chăng nữa thì nó sẽ mất đi bất kể khi nào mà là yếu tố thời gian nhanh hay lâu do sức chịu đựng của người lao động mà thôi. Đến lúc "tức nước thì vỡ bờ" sẽ phải tìm lại chân lý là cái lý có chân.
Mai Phương THPT
Để triển khai Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ đề ra có hiệu quả, phát huy được năng lực sở trường chuyên môn của từng cán bộ công chức viên chức nhà nước. Đồng chí Phó thủ tướng Nguyễn xuân phúc đã từng phát biểu tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ , công chức: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào” Vấn đề ở đây là tinh giản biên chế như thế nào, ở đâu, ngành nào, cấp nào ? Thực hiện Nghị định số 13, 14/2008/Nđ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cấp tỉnh. Ở cấp huyện hiện nay, có 13 phòng ban chuyên môn trực thuộc, mỗi phòng ban có từ 5 đến 10 biên chế, tổng biên chế hành chính ở cấp huyện biến động trong khoảng từ 90 đến 110 biên chế. Tuy nhiên qua xem xét biên chế các sở ban ngành của tỉnh, trước đây có các phòng ban trực thuộc sở cùng làm việc trong trụ sở, biên chế chỉ có từ 5 đến 7 công chức. Nhưng hiện nay Bộ Nội vụ cho phép nâng cấp rất nhiều các phòng ban thành các Chi cục trực thuộc sở, bộ máy rất cồng kềnh biên chế phải từ 20 công chức trở lên, ngoài ra phải xây dựng trụ sở riêng để hoạt động, rõ ràng rất tốn kém ngân sách nhà nước. Cụ thể như một Sở nông nghiệp phát triển nông thôn của một tỉnh có đến gần 10 chi cục trực thuộc , tương tự các sở khác như sở y tế, sở công thương …cũng có rất nhiều Chi cục trực thuộc sở. Nếu tính trong phạm vi cả nước không biết số lượng biên chế các chi cục là rất lớn. Đối với các bộ ban ngành của trung ương theo quy định cũng có các cục, vụ, viện, Tổng cục vv… trực thuộc, tuy nhiên hiện nay các Bộ ngành cũng thành lập rất nhiều các đơn vị Tổng cục trực thuộc bộ dưới tổng cục cũng rất có nhiều cục trực thuộc do vậy biên chế tăng rất lớn. Hiện nay có rất nhiều Viện trực thuộc quản lý của các bộ biên chế quá lớn như có Viện trực thuộc Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn có trên 2000 biên chế toàn bộ được thụ hưởng từ ngân sách nhà nước, đây là sự lãng phí quá lớn trong khi đó biên chế ở các địa phương như ở cấp quận, huyện biên chế hành chính ít, trong khi đó khối lượng công việc phát sinh rất nhiều nhất là khi xãy ra các loại dịch bệnh đối với con người cũng như các loại động vật khác, cháy rừng vv.. không có đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ. Cần nghiên cứu điều chuyển biên chế từ các bộ ngành trung ương tăng cường cho các địa phương. Xem xét tình hình thực tế của bộ máy hành chính của nước ta hiện nay, xin đề xuất giải pháp hướng tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức cho phù hợp. Trước tiên đối với đơn vị hành chính các cấp, nên xem xét rà soát lại chức năng nhiệm vụ các chi cục trực thuộc sở, nếu thật cần thiết thì để lại, còn nên chuyển thành các phòng trực thuộc sở, vì trước đây các phòng ban cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nếu thực hiện được chắc chắn số lượng biên chế hành chính trong cả nước sẽ giảm đi rất nhiều. Tương tự đối với các bộ ngành trung ương cần xem xét chức năng các đơn vị Tổng cục trực thuộc các bộ, nếu thấy không cần thiết thì chỉ nên thành lập các Cục, vụ trực thuộc bộ, đồng thời cần xem xét tinh giảm biên chế các Viện, có như vậy chắc chắn số lượng biên chế của các bộ ngành trung ương sẽ giảm rất nhiều. Thứ hai đối với cán bộ công chức có độ tuổi từ 55 trở lên đối với nam và từ 50 tuổi trở lên đối với nữ , có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên, Nhà nước có chính sách cho phép họ có đơn tự nguyện xin về nghỉ hưu và không bị trừ tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi chắc chắn sẽ có nhiều người tự giác xin về hưu, biên chế sẽ giảm. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên hi vọng trong thời gian tới, việc triển khai Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ đề ra có hiệu quả, sẽ có nguồn cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức viên chức nhà nước.