Cần cân nhắc khi tăng tuổi nghỉ hưu

Thứ sáu - 25/04/2014 22:06 - Đã xem: 1599
Thẩm tra dự án luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH hôm qua đều còn chần chừ trước đề xuất tăng tuổi hưu.
Theo dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), từ năm 2016 trở đi thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu nữ đối với cán bộ, công chức, viên chức (nữ từ 55 lên 60 tuổi và nam từ 60 lên 62 tuổi); từ năm 2020 trở đi sẽ thực hiện tăng tuổi hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.

Đại biểu (ĐB) Đặng Ngọc Tùng (Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động VN) chất vấn: “Tôi nghe nói sau năm 2030 quỹ BHXH sẽ vỡ quỹ, rất nguy hiểm nếu không sửa luật. Tổ chức Lao động quốc tế khuyến cáo 2 vấn đề: tăng thêm tuổi nghỉ hưu để kéo dài thời gian đóng BHXH và đóng BHXH trên lương chứ không đóng trên lương tối thiểu. Vì sao ban soạn thảo lại chỉ đề xuất tăng tuổi hưu? Liệu tăng tuổi nghỉ hưu có phù hợp với bộ luật Lao động hiện hành hay không, trong khi các ngành nghề dệt may, thủy sản… về hưu trở thành mơ ước của người lao động”.

Theo đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên), căn cứ vào cách tính trong dự thảo từ năm 2016, người lao động (NLĐ) đóng bảo hiểm 20 năm sẽ được hưởng tương ứng 45% mức bình quân lương tháng. Khi về hưu, để được hưởng 75% lương, NLĐ phải làm việc 35 năm. “Đối với công chức có thể tăng tuổi lên 60-62, nhưng nhóm các đối tượng khác, nhất là đối tượng lao động trực tiếp tôi rất băn khoăn, nếu làm không đủ năm, tiền lương sẽ bị trừ tương ứng 2%/năm”. ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) phân tích: “Theo lộ trình đóng BHXH 20 năm được hưởng 45%. Một người 50 tuổi, sau 20 năm đóng bảo hiểm, nhưng lại nghỉ hưu sớm 10 năm thì bị trừ 20%. Nghĩa là sau 20 năm đóng BH, họ chỉ được nhận 25% lương. Vậy họ sống kiểu gì?”.

Còn ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, lo ngại lao động trong ngành dệt may, da giày chủ yếu lao động cơ bắp. 55 tuổi không đủ sức làm việc. Lúc đó NLĐ thiệt đơn, thiệt kép. Theo các ĐB, cần cân nhắc kỹ lưỡng tăng tuổi hưu, phù hợp với luật Lao động, đảm bảo sức khỏe của NLĐ. Một số ý kiến cho rằng, cần có lộ trình tăng tuổi hưu, không nên quy định cứng nhắc.

Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, thừa nhận việc kéo dài tuổi nghỉ hưu như trong dự thảo là trái với điều 187 bộ luật Lao động, quy định nam 60, nữ 55. Tuy nhiên, bà Chuyền phân trần: “Mục tiêu kéo dài để cân đối quỹ, không có động cơ nào khác”.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu chỉ là một trong những giải pháp bảo toàn cho quỹ, chứ không xem việc tăng tuổi nghỉ hưu là giải pháp tuyệt đối. Bà Mai cũng đề nghị nên tăng tuổi hưu theo từng đối tượng, chức vụ, có thể tăng một số nhóm trước. Ngoài ra, bà Mai lưu ý phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm việc tuân thủ pháp luật để tăng nguồn thu cho quỹ.

Thu Hằng

 

GIẢI PHÁP TĂNG QŨY BHXH KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI TĂNG TUỔI NGHĨ HƯU
Theo quy định hiện nay Bộ luật lao động tuổi nghĩ hưu đối với nam đúng 60, nữ đúng 55 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên. Qua tính toán của ngành bảo hiểm, nếu kéo dài thời gian người lao động nghĩ hưu ,thì qũy bảo hiểm xã hội sẽ tăng lên đó là điều tất nhiên. Tuy nhiên nhìn vào thể trạng sức khoẻ của người việt nam, không thể nào bằng thể trạng sức khoẻ của người dân ở các nước phương tây được, do thu nhập và mức sống của họ cao hơn ta nhiều. Cứ nhìn vào cầu thủ bóng đá của nước ta, so với cầu thủ của các câu lạc bộ bóng đá châu âu thì cũng đã rõ. Với thu nhập và mức sống của người lao động ở nước ta hiện nay, thì độ tuổi nghĩ hưu như vậy là phù hợp. Ở nứơc ta, phần đa tuổi kết hôn của những cặp vợ chồng đều là người Việt nam, thường thường chênh lệch nhau giữa nam và nữ từ 3 đến 5 tuổi ; nếu như tuổi về hưu nam và nữ bẳng nhau , thì người chồng về hưu trước, trong khi đó người vợ vẫn tiếp tục đi làm việc, mãi đến 3 hay 5 năm sau người vợ mới được nghĩ hưu , rõ ràng cuộc sống trong gia đình sẽ không được vui, do vậy việc quy định chênh lệch tuổi nghĩ hưu giữa nam và nữ theo quy định của bộ luật lao động hiện nay là phù hợp. Trong thời gian vừa qua, thực hiện nghĩ hưu theo quy định hiện nay, thì hàng năm có trên 100.000 người lao động nghĩ hưu, như vậy cũng chính là tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lớp trẻ mới ra trường, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có năng lực thay thế các vị trí lãnh đạo chủ chốt các ngành nghề trong xã hội, phát huy được năng lực sở trường của mình phục vụ cho đất nước. Để có thể tăng thêm nguồn qũy bảo hiểm xã hội , đề nghị điều kiện về hưu cần nâng mức thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đối với nữ là từ 25 năm , đối với nam là từ 30 năm. Vì thực tế hiện nay các em sinh viên học chuyên môn sau khi ra trường công tác thường ở độ tuổi 23 đến 25, nếu công tác được 30 năm, đóng bảo hiểm xã hội 30 năm, thì mới đến 55 tuổi thôi. Hiện nay đất nước ta trong thời bình, cho nên đối với các lực lượng vũ trang Quân đội và Công an cũng cần quy định tuổi nghĩ hưu giống như luật công chức, viên chức nhà nước, vì trong thời gian vừa qua nhiều sĩ quan về nghỉ hưu quá sớm nhiều người mới trên 40 hoặc 50 tuổi là đã nghỉ hưu rồi, trong khi đó lương và phụ cấp cao nên chế độ hưởng lương hưu cũng rất cao so với đối tượng công chức, viên chức khác, do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn qũy bảo hiểm xã hội hiện nay . Nếu thực hiện được độ tuổi nghỉ hưu như công chức, viên chức, chắc chắn nguồn thu bảo hiểm xã hội sẽ tăng. Để tăng thêm nguồn thu Bảo hiểm xã hội Chính phủ cho phép ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam được sử dụng qũy bảo hiểm xã hội trong thời gian chưa sử dụng, nhàn rỗi cho các ngân hàng thương mại vay , lãi thu được từ ngân hàng bổ sung thêm cho nguồn bảo hiểm xã hội Việt nam. Qua phân tích trên đề xuất giữ nguyên quy định về độ tuổi hưu như hiện nay nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi, đồng thời, linh hoạt đối với 2 nhóm đối tượng. Thứ nhất là giảm tuổi nghỉ hưu đối với nhóm đối tượng làm việc ở vùng sâu, vùng xa, nơi độc hại nguy hiểm và lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thứ hai là tăng tuổi nghỉ hưu đối với nhóm là những người có trình độchuyên

MINH TRÍ

Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây