Thay đổi tỷ giá, có nên?

Thứ ba - 05/03/2013 05:46 - Đã xem: 1049
Trong thời gian vừa qua, một số chuyên gia cho rằng cần phá giá tiền đồng khoảng 4% so với đô la Mỹ nhằm “hỗ trợ xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời giúp hạn chế nhu cầu nhập khẩu, nhất là những mặt hàng xa xỉ”. Nếu điều này xảy ra, liệu có thực sự tốt cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay?


 

Thứ nhất, cẩn phải khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam mang nặng tính gia công, lắp ráp, nếu hỗ trợ và phát triển xuất khấu càng nhiều càng tăng nhập khẩu và nhập siêu, ngoại trừ một số nhóm hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến các sản phẩm nóng nghiệp. So sánh giai đoạn 2000-2005 và 2006-2011 có thể thấy nếu giai đoạn trước tăng lên Ì dơn vị xuất khẩu chi lan tỏa đến nhập khẩu 1,26 đơn vị, nhưng đến giai đoạn sau tỷ lệ này là 1:1,5.

25.00%
 

Điều này cho thấy cảng xuất khẩu thì càng nhập khẩu và với tỷ lệ chi phí trang gian trên giá trị sản xuất của nhóm ngành còng nghiệp chế tạo lên đến trên 85% giá trị sản xuất (nguồn
ADB), phái chăng xuất khẩu của Việt Nam cũng chi là xuất khẩu giùm các nước khác và phần mà Việt Nam được hưởng chì là phần gia công ít ỏi (xấp xi 15% trong tổng giá trị sản xuất).
Theo Tổng cục Thống kẽ, hiện nay tỷ lệ chi phí trung gian trên giá trị sân xuất vào khoảng trên 64% nhưng nếu phá giá tiền đồng khoáng 4%, tỷ lệ này sẽ tăng lên hơn Ì điểm phần trăm và GDP sẽ giảm trực tiếp xấp xi Ì điểm phần trăm. Ngoài ra, do trên 90% giá trị nhập khẩu là nguyên liệu dầu vào của quá trình sân xuất nên khi phá giá tiên đổng 4% sẽ làm tăng chi phí đẩy, khiến chi sổ giá sân xuất (PPI) lên khoảng 0,8% và các vòng sau (khoảng từ 3-6 tháng sau) sẽ ánh hưởng lan tòa tới chi phí đẩy khiến chỉ số giá sản xuất tâng khoảng hơn 1,8% và chi số giá tiêu dùng sẽ tăng trên 2% (do phí lưu thông sẽ tăng cao hơn mức tăng bình quân của chi số giá sản xuất).
Như vậy, với mục tiêu kiểm chế lạm phát khoáng dưới 6%, nếu tỷ giá dược điều chinh tăng (giã sử khoáng 4%), vỗ hình trung điểu này sẽ tác dộng không nhỏ đến sân xuất và tiêu dùng trong nước, vì nhiều sán phẩm dù có đắt hay rẻ thì người dân vẫn phải mua, doanh nghiệp vẫn phải dừng cho sàn xuất kinh doanh. Đặc biệt với những mặt hàng nhập khẩu như xăng, dầu, việc thay đổi tỷ giá sẽ tác động mạnh tới toàn bộ nền kinh tế, đẩy chi phí sản xuất kinh doanh lên cao, việc giữ ổn định yếu tố tâm lý kỳ vọng thị trường cũng sẽ trở nên cực kỳ khó khán.
Thứ hai, theo số liệu của Bộ Tài chính, nợ công của Việt Nam năm 2011 chiếm 55% GDP. Việc tăng tỷ giá lập tức sẽ gây áp lực trả nợ vay của Chính phủ và doanh nghiệp vì đồng tiền đi vay chủ yếu là đô la Mỹ.
Thứ ba, theo tính toán tác dộng lan tỏa của việc thay đổi tỷ giá đến tiêu dùng cuối cùng, tích lũy và xuất khẩu, cho thấy nếu tỳ giá tăng khoáng 4% sẽ làm tăng yếu tố đầu vào đế bù đắp cho Ì đơn vị đầu ra của ba yếu tố kể trên lần lượt là 1,28; 1,63 và 1,47 lần.
Thứ tư, trong suốt ba năm 2010, 2011 và 2012, một nghịch lý diễn ra là chi sổ giá nhập khẩu luôn luôn thấp hơn chỉ số giảm phát GDP, điều này đổng nghĩa với việc chì số giá nhập khẩu lại là một trong những nhân tố giúp hạ nhiệt CPI. Trong thời gian tới, nếu còn có tác động của việc tăng tỳ giá, chi số giá nhập kháu sê tăng cao, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng của chi số giá CPI ương năm 2013 và các năm tiếp theo.
Với những phân tích nêu trên, có thể thấy nếu tăng tỷ giá trong thời gian tới có thể gây rất nhiêu tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cũng đã lên tiếng bác bỏ những thông tin trái chiều không đúng, nhằm khói phục lại niềm tin cho người dãn và doanh nghiệp, ổn định thị trường. Tuy nhiên, thực chất, vấn để của nền kinh tế Việt Nam hiện nay nằm ở việc dầu tư thiêu hiệu quả, nền sân xuất trong nước yếu kém. Nếu năm nay lạm phát được kiềm ché ở mức 6-8% thì không có lý do gì để phá giá tiền dồng ít nhất trong sáu tháng đẩu năm.
BÙI TRINH - NGUYỄN VIỆT PHONG

 

 

 

Hiện nay có nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng trong thời điểm này cần tăng tỷ giá mức từ 3 đến 4%, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Chúng ta biết nếu điều chỉnh tăng tỷ giá tăng cao sẽ làm tăng giá cả hàng hóa, tạo sức ép lên lạm phát. Năm 2012 vừa qua cán cân thương mại, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta gần như bằng nhau, như vậy nếu tăng tỉ giá sẽ không có lợi gì, cuối cùng chỉ làm cho giá cả hàng hóa tăng cao và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của công nhân, người lao động.

Đối với những quốc gia có nguồn xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với nhập khẩu, như Trung quốc nên họ cần điều chỉnh tỷ giá cao để có lợi cho sự tăng trưởng kinh tế, mà hiện hay nhiều nước phương tây cũng như Mỹ đang đàm phán đề nghị Trung quốc điều chỉnh giảm tỷ giá. Thống nhất quan điểm với bà Nguyễn Thị Hồng Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ phát biểu: sẽ nhiều yếu tố tạo áp lực gia tăng lạm phát thời gian tới, do vậy chưa nên đặt vấn đề tăng tỷ giá vào lúc này.

MINH TRÍ

 

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây