Tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua người dân chủ yếu tập trung thâm canh một số giống cây truyền thống như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả. Trong khi đó do điều kiện đât đai, nguồn nước khó khăn nên nhiều diện tích sản xuất không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống bằng cách khai thác tiềm năng đât đai tại địa phương, trong những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp áp dụng các mô hình sản xuất như canh tác cây trồng trên đất dốc ngăn ngừa rủa trôi, bảo vệ môi trường, mô hình xen canh cây trồng, mô hình tích hợp cây trồng cạn, mô hình nông lâm kết hợp nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, mở hướng đi mới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Trong đó, nhiều giống cây trồng mới như bời lời đỏ, mít nghệ đang từng bước khẳng định vị thế trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Huyện ĐăkG’long là một trong những địa phương khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp bởi địa hình phổ biến là đồi dốc, đất đai cằn cỗi. Để giúp bà con nơi đây sản xuất mang lại hiệu quả, thời gian qua, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã thực hiện một số mô hình nhằm giúp người dân từng bước ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về giống cây, chăm sóc, phòng bệnh phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái của địa phương. Về lâu dài thì ngoài nhóm cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả có múi, các địa phương sẽ tập trung đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất hợp lý đối với các loại cây trồng, nhóm sản phẩm đã khẳng định và tiếp tục triển khai khảo nghiệm tại địa phương như ổi không hạt, quýt đường.
Một trong những cây trồng xuất hiện sau trong nền nông nghiệp Đăk Nông là cây mắc ca. Hiện tại, sau gần 3 năm triển khai, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã trồng thử nghiệm được 31,8 ha phân bố trên địa bàn 7/8 huyện, thị xã của tỉnh. Sau 24 tháng trồng, tỷ lệ sống đạt 92,5%, chiều cao cây trung bình từ 1,8 – 2,2m và đường kính tán trung bình từ 1,5 – 1,7m. Đặc biệt, tại địa bàn 2 huyện Đăk R’lấp và Đăk Mil có một số cây đã ra hoa bói. Điều đó cho thấy cây mắc ca tỏ ra khá thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương. Ngoài việc trồng thử nghiệm đối tượng cây trồng mới bước đầu thành công, đội ngũ cán bộ khuyến nông đã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca. Năm 2012, được sự đồng ý của UBND tỉnh, huyện ủy Tuy Đức đã sử dụng cây mắc ca là đối tượng cây trồng chính trong chương trình “Tái lập bon cho người đồng bào dân tộc thiểu số” tại địa bàn xã Quảng Trực. Để đảm bảo việc phát triển diện tích cây mắc ca thuận lợi, một trong những vấn đề được Tuy Đức đặc biệt quan tâm là chọn giống đạt chất lượng. Bởi trên thực tế, đã có một số mô hình cây trồng khác thất bại khi chất lượng giống không đảm bảo và trên thị trường, cây giống cũng đang được bày bán tràn lan. Chính vì lý do này, cùng với việc tổ chức hội thảo phát triển mắc ca bền vững, huyện Tuy Đức cũng đã trực tiếp làm việc với Công ty giống mắc ca Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn công nhận.
Có thể nói, việc đưa một số giống cây trồng mới đã giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh quy hoạch, bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với hiện trạng sử dụng đất cũng như điều kiện tự nhiên của từng vùng, tiểu vùng khí hậu, theo nhóm sản phẩm, theo mùa vụ. Qua đó, các mô hình đã góp phần đa dạng sản phẩm, phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bảo Ngọc – Chấn Hưng |
Nguồn tin: Đài PT-TH Đăk Nông
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...