Thế nhưng hàng mấy chục năm qua ruộng, rẫy ở đây chỉ làm được một vụ vì hoàn toàn phụ thuộc vào “nước trời”, dứt mưa thì không thể trồng bất cứ thứ cây gì khác. Vì vậy, rất nhiều hộ nông dân đã bỏ tiền ra khoan giếng sâu tới 70-80 m, nhưng chỉ đủ nước để sinh hoạt, chứ không có nước tưới cây nông sản.
Trên thực tế, đất ở đây không thuộc diện xấu, nhưng sau mùa mưa thì đất đành phải bỏ hoang, đến các loại cây chịu hạn tốt như mía, khoai mì cũng phải thu hoạch trước tháng 11 âm lịch, nếu không sẽ héo khô tất cả.
Cách khu vực này khoảng 1km theo đường chim bay, có một con suối tên là Suối Sâu ăn thông với sông Sêrêpốk, năm nào hạn sớm cũng phải tháng 2 âm lịch mới khô cạn. Vì vậy mà nông dân địa phương mong muốn có một đường mương chìm hoặc mương nổi dẫn nước từ suối này vào để phục vụ cho sản xuất vụ hai, nếu mực nước ở suối thấp hơn đường mương người ta vẫn khắc phục đưa nước vào bằng cách dùng máy bơm.
Nếu có nguồn nước tưới hơn 100 ha đất ở đây mỗi năm sẽ cho thêm từ 500-700 tấn lương thực từ sản xuất vụ hai. Ngoài ra còn có thể phát triển thêm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả khác góp phần giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Phạm Hoàng Ninh