Thế nhưng, cũng bắt đầu từ đó các giếng đào sâu tới 20-30 mét để phòng khi nắng hạn dai dẳng thì tưới cho cây trồng bỗng dưng cạn dần và mất hẳn nước, người ta tiếp tục đào sâu hơn để tìm nước, nhưng dù có thêm 10-15 mét nữa thì cũng chỉ giữa mùa khô là giếng vẫn bị khô đáy.
Ngay sau đó, Ban Chỉ huy Quân sự (BCHQS) huyện Chư Jút đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện nghiên cứu và đi đến kết luận “‘do khu vực này nằm trên đồi cao, khi rừng còn thì nguồn nước ngầm rất dồi dào vì mưa xuống nước thấm nhanh theo kẽ hở của rễ xuống sâu thành nước ngầm. Nay cây lớn không còn nên khi mưa nước dễ dàng trôi xuống vực, phần thấm xuống đất không đáng kể’’.
Ngay sau đó BCHQS huyện tổ chức tuyên truyền và phát động trồng cây dọc hai bên các con đường và lối đi vào rẫy. 3 năm sau vừa trồng, vừa dặm lại những cây bị chết do thời tiết, hầu hết các tuyến đường trong khu vực Quán Lý đều phủ dài màu xanh và nước giếng trong các rẫy đã đào trước kia được phục hồi trở lại.
Cây cao su trên địa bàn thôn 15, xã Đắk D'rông (Chư Jút) được người dân chăm sóc tốt. Ảnh: Văn Tâm |
Tiếp đến khu vực từ Buôn Sơ Ron chạy dọc theo con đường liên xã Nam Dong – Đắk D'rông nước cũng bỗng dưng bị cạn kiệt nghiêm trọng, hầu hết diện tích cà phê khá lớn ở đây phải nhổ bỏ bởi chết héo do không nước tưới. Để cứu vãn tình trạng này, bộ đội vận động dân mở thêm nhiều con đường trong rẫy, một mặt bộ đội tiếp tục trồng cây rừng theo các tuyến đường và các lối đi ra, vào rẫy; một mặt phát động người dân trồng cao su tiểu điền vì cao su có rễ cọc ăn rất sâu và nhiều rễ chùm ăn xa.
Như có một phép màu, 2 năm khi cây xà cừ và cao su cao khoảng 3 mét thì gần cuối mùa khô rồi mà các giếng đào trước kia nước luôn giữ ở độ cao 7-8 mét tính từ đáy giếng. Thế là ngay đầu mùa mưa năm sau lãnh đạo địa phương các xã trong huyện chi kinh phí vận động dân tiếp tục trồng cây.
Rất nhiều hộ có đất rộng tiếp tục nhân rộng thêm diện tích cây cao su với mục đích chủ yếu là giữ nước chứ không tính toán việc lãi lời, vì từ hồi khai thiên lập địa ở đây nông dân chẳng ai để ý đến giá cả mủ cao su cao hay thấp.
Những khoảnh cao su tiểu điền càng lớn không chỉ cung cấp cho nguồn nước dồi dào mà còn làm môi trường ở đây càng trong sạch, bởi trước đó sau khi thu hoạch nông sản người thường gom tất cả các cây tươi, khô thành một đống lớn đốt ngay giữa rẫy. Có những đống cháy âm ỉ suốt nửa tháng trời làm lan khói, bụi, tro vào khu dân cư, nhưng sau này sợ lửa cháy ảnh hưởng đến cao su mà người dân đã phơi rác thải nông nghiệp cho thật khô rồi đào hố giữa rẫy chất rác xuống đốt dần, khi tro gần đầy thì dùng đất lấp lại và tiếp tục đào hố khác đốt tiếp.
Diện tích cao su giúp người dân xã Nam Dong giữ được nguồn nước ngầm |
Lại một điều bất ngờ khác, khi cây cao su cho mủ, người dân kéo nhau ra tận Công ty TNHH Cao su 2/9, chi nhánh xã Nam Dong hỏi về cách khai thác sản phẩm, công ty tận tình đưa nhân viên cạo mủ vào hướng dẫn, thế là bỗng nhiên nông dân ở đây có thêm một nghề. Ít năm sau, xét thấy trồng cao su thu nhập hơn hẳn các loại cây nông nghiệp rất nhiều hộ đã mạnh dạn nhân rộng diện tích trên rẫy, vì lẽ đó mà đến năm 2009, khu vực Quán Lý thuộc thôn 9, thôn 10 xã Đắk D'rông đã có tới gần 100 ha cao su và các khu vực lân cận có thêm hơn 50 ha nữa đã đi vào kinh doanh.
Nhiều năm qua nhiều loại chim rừng, đông nhất là cò trắng, cò khoang đã tìm về trú ngụ tại khu vực trồng cao su này, thỉnh thoảng người ta còn bắt gặp vài ba cá thể khỉ đuôi dài cũng mon men về thăm dò. Ngoài ra còn có cả rắn, trăn, dúi, nhím cũng thấy xuất hiện. Chính quyền địa phương cũng đã có những phương án bảo vệ chim, thú và tuyên truyền sâu rộng đến bà con trong địa phương phát triển thêm cây cao su tiểu điền trên đất rẫy và trồng các loại cây lấy gỗ ở tất cả mọi chỗ có thể trồng được để bảo vệ môi trường cho cuộc sống thêm xanh, sạch và sinh thái được cân bằng.
Bài, ảnh: Phạm Hoàng Ninh
Nguồn tin: Đăk Nông Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...