Mô hình dung nước bún làm Bioga – các làm mới ở huyện Cư Jút

Thứ ba - 24/09/2013 21:15 - Đã xem: 1688
Nói đến Bioga, mọi người thường nghĩ đến mô hình dùng phân lợn, phân gà, nói chung là các loại phân được thải ra trong chăn nuôi để tạo khí Bioga nhưng nay ở huyện Cư Jut người dân đã biết tận dụng cả nước bún để làm Bioga, vừa tận dụng nước bún thải bỏ đi, góp phần làm cho môi trường sạch đẹp vừa tiết kiệm nhiên liệu là chất đốt trong gia đình. Mô hình của nhà chị Nguyễn Thị Lan ở Bon U2, thị trấn Ea T’ling là một ví dụ.

 



Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Lan ở Bon U2, thị trấn Ea T’ling vào những ngày trung tuần tháng 9, khi hai vợ chồng chị đang làm bún để chuẩn bị cho buổi chợ chiều của mình. Vừa làm chị Lan vừa kể cho chúng tôi nghe câu chuyện dùng nước bún làm Bioga.  Năm 1988 chị lấy chồng thì năm 1989 chị đã làm bún từ nghề của chồng truyền lại, thời điểm đó, chị chỉ biết dùng nước bún để chăn nuôi lợn nhưng cuộc sống của gia đình chị vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Từ ít tích nhiều, tiểu tích thành đại, chị chú trọng thêm nghề chăn nuôi lợn thịt, lợn nái. Năm 2008, chị Lan chăn nuôi lợn với quy mô lớn, bình quân trong chuồng lúc nào cũng có khoảng 10 con lợn thịt, 2 con lợn nái. Thấy Hội PN thị trấn Ea T’ling triển khai chương trình vay vốn để xây dựng hầm Bioga,  chị quyết định vay vốn để xây dựng vừa tận dụng phân lợn làm khí đốt để sinh hoạt trong gia đình, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên,  nghề chăn nuôi rất bấp bênh, thường xuyên bị dịch bệnh nhưng tiếc nước bún nên chị Lan vẫn duy trì nghề  làm bún và chăn nuôi lợn. Năm 2010 thời điểm ở thị trấn bị dịch tai xanh, cả đàn lợn của chị bị chết hết, mất  cả vốn lẫn lời, chị quyết định không chăn nuôi nữa và chung thành với nghề làm bún. Ấy vậy mà cái nghề làm bún cũng nuôi sống được cả gia đình trong suốt hơn 13 năm nay.
Không chăn nuôi lợn chị Lan chẳng biết đổ nước bún đi đâu, có khi cho hàng xóm, hay những người dân xung quanh để họ chăn nuôi lợn nhưng cũng không hết. Sẵn có hầm bioga đã xây dựng trước đây, Chị Lan  đành phải đổ nước bún xuống hầm  bioga. Từ việc làm vô tình của mình mà không ngờ 2 ngày sau khí ga ra rất nhiều và từ đó gia đình chị Lan thường xuyên đổ nước bún xuống hầm và thoải mái dùng ga để đun nấu hàng ngày. Từ đó chị Lan cũng phổ biến cho mấy người bạn chợ cùng bán bún như chị nên hiện nay, hầu hết, các gia đình làm bún trên địa bàn huyện đều dùng nước bún làm Bioga, vừa biết tận dụng hầm bioga để không phát huy được tác dụng mà còn giúp mà gia đình chị tiết kiệm được nhiên liệu đốt hàng ngày. Theo chị Lan thì bình quân 2 tháng nhà chị đun hết 1 bình ga 12kg, với giá ga khoảng 400.000đ/1 bình thì  mỗi năm gia đình chị tiết kiệm được khoảng 2,5 triệu tiền ga mà còn bảo vệ môi trường. Có thể nói, việc dùng nước bún làm Bioga của chị Lan là một mô hình rất mới, chị là người đầu tiên đã phát hiện ra điều đó và đây cũng là mô hình để nhiều người làm bún ở các địa phương khác học tập và làm theo./.
Hương Thơm

Nguồn tin: Đài TT-TH huyện Cư Jút

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây