Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, sâu bệnh hại trên cà phê có khoảng 16 loài tập trung ở 12 họ của 6 bộ côn trùng. Tuy nhiên, phổ biến nhất là rệp sáp, gỉ sắt, nấm hồng, tuyến trùng rễ, mọt đục quả. Thông thường, rệp sáp thường xuất hiện vào giai đoạn mùa khô. Tuy nhiên, do năm nay nắng hạn kéo dài, đến thời điểm này, lượng mưa chưa đủ nhiều nên trên một số vườn rệp sáp vẫn còn ẩn trong các chùm quả. Nắm bắt được quy luật xuất hiện của sâu bệnh trên cây cà phê, nhiều bà con nông dân trồng cà phê ở xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa đã áp dụng các biện pháp phòng trừ. Vì đây là giai đoạn cây cà phê cần có sức để phục hồi sau thời kỳ mùa khô.
Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển. Đây cũng là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Vì vậy, việc đảm bảo cho cà phê phát triển, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết là điều tất yếu. Trong quá trình canh tác, bà con nông dân đã có những kinh nghiệm cần thiết cho việc bón phân cân đối hợp lý. Đó là bổ sung đạm –lân – kali theo từng thời kỳ phát triển của cây. Tuy nhiên, việc bổ sung các nguyên tố trung – vi lượng thì không ít bà con nông dân còn bón ít. Việc thiếu các chất trung vi lượng dẫn đến cà phê thiếu magiê, kẽm, sắt dẫn đến cà phê bị vàng lá, xoăn lá. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, so với các tỉnh trong khu vực, chất đất tại Đăk Nông xảy ra hiện tượng thiếu magiê ở mức cao. Vì vậy, để đảm bảo cây phát triển phát bền vững, đạt năng suất như mong muốn, nhiều hộ nông dân ở Quảng Thành đã thực hiện việc bổ sung các chất trung, vi lượng.
Do hiện nay lượng mưa chưa đủ nhiều để bà con nông dân bón một số loại phân như SA, Kali hay Urê nên kinh nghiệm của một số hộ gia đình là bón phân lân. Đối với phân lân cũng chỉ nên bón một lần vào đầu mùa mưa với lượng từ 500 – 800kg/ha, bằng cách rải đều trên mặt đất. Ngoài ra, bà con nông dân ở xã Quảng Thành cũng đã thực hiện các biện pháp phòng trừ rệp và bổ sung chất dinh dưỡng qua lá.
Cùng với các phương pháp chăm sóc vườn hợp lý, cần thường xuyên thăm vườn, cắt bỏ chồi vượt để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành mang quả, làm cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại và tạo điều kiện tốt cho cây quang hợp.
Bảo Ngọc – Chấn Hưng
Nguồn tin: Đài PT-TH Đăk Nông
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...